Skip to content
    • dothoduchiep@gmail.com
    • 0982591046 - 0982591046
Đồ Thờ Đức HiệpĐồ Thờ Đức Hiệp
  • Menu
  • Giỏ hàng

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

    Danh mục sản phẩm
    • Tượng Phật Tam Bảo
      • Tượng Tam Thế Phật
      • Tượng Tây Phương Tam Thánh
      • Tượng A Di Đà
      • Tượng Di Lặc
      • Tượng Thích Ca Mâu Ni
      • Tượng Phật Bà Quan Âm
      • Bộ tượng Quan Âm và Thế Chí
      • Tượng A Nan Đà – Ca Diếp
      • Tượng Văn Thù – Phổ Hiền
      • Tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay
      • Tượng Chuẩn Đề
      • Tượng Dược Sư
      • Tòa Cửu Long
      • Tượng Tuyết Sơn
    • Tượng Phật Nhà Tổ
      • Tượng Phật Nhập Niết Bàn
      • Tượng Địa Tạng Vương
      • Tượng Đạt Ma Sư Tổ
      • Tượng Đức Ông
      • Tượng Đức Thánh Hiền
      • Tượng Hộ Pháp
        • Tượng Hộ Pháp Trừng Ác
      • Tượng Thổ Địa
      • Tượng Thập Bát La Hán
      • Tượng Thập Điện Diêm Vương
    • Đồ Thờ – Tượng Phật Sơn Ta Lối Cổ
      • Đồ Thờ Sơn Ta Lối Cổ
      • Tượng Phật Sơn Ta Lối Cổ
    • Không Gian Thờ – Phòng Thờ Đẹp
      • 1 gian
      • 3 gian
    • Bàn Thờ Đẹp
      • Sập Thờ
      • Bàn Thờ Án Gian
      • Bàn Thờ Ô Xa
      • Chấp Tải
      • Bàn Thờ Thần Tài
    • Hoành Phi – Câu Đối – Cửa Võng
      • Hoành Phi – Câu đối
      • Cuốn thư
      • Cửa võng
    • Đồ Thờ Cúng
      • Bài vị thờ
      • Bát Bửu – Chấp Kích
      • Bộ Đồ Thờ
      • Bộ Đài Thờ
      • Bình Hoa
      • Đài Nến
      • Đôi Hạc
      • Mâm Bồng
      • Ống Đựng Nhang
      • Hòm Công Đức
      • Khung ảnh thờ
      • Ngai Thờ
    • Điện Tam Tứ Phủ
    • Tượng Nhà Mẫu
      • Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu
      • Tượng Tôn Ngộ Không
      • Tượng Ngọc Hoàng
      • Tượng Nam Tào – Bắc Đẩu
      • Tượng Ngũ Vị Tôn Quan
      • Tượng Tứ Vị Chầu Bà
      • Tượng Ông Hoàng
        • Tượng Ông Hoàng Mười
        • Tượng Ông Hoàng Bảy
        • Tượng Ông Hoàng Bơ
      • Tượng tứ phủ thánh cô
      • Tượng Cô Cậu
      • Tượng trần triều
      • Tượng chúa sơn trang
    • Tượng Chân Dung
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Công trình đã thực hiện
    • Công trình, sản phẩm Đồ Thờ Đức Hiệp đã hoàn thành
    • Phục Chế, Tô Lý đồ thờ tượng Phật lối cổ
  • Thiết kế nội thất không gian thờ
    • Thiết Kế Điện Thờ
    • Thiết Kế Đền Thờ
    • Thiết Kế Nhà Thờ Họ – Tư Gia
    • Nội Thất Phòng Thờ
  • Tin tức
  • Văn khấn cổ truyền
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Công trình đã thực hiện
    • Công trình, sản phẩm Đồ Thờ Đức Hiệp đã hoàn thành
    • Phục Chế, Tô Lý đồ thờ tượng Phật lối cổ
  • Thiết kế nội thất không gian thờ
    • Thiết Kế Điện Thờ
    • Thiết Kế Đền Thờ
    • Thiết Kế Nhà Thờ Họ – Tư Gia
    • Nội Thất Phòng Thờ
  • Tin tức
  • Văn khấn cổ truyền
  • Liên hệ
Trang chủ Tin tức Bật mí – Tứ vô lượng tâm là gì? Phước báu và lợi ích khi tu tập
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
0982591046

dothoduchiep@gmail.com

Sản phẩm mới
  • Tượng Ngài Địa Tạng Bồ Tát ngồi đài sen Tượng Địa Tạng Vương ms10 Liên Hệ
  • Tạc Tượng Chân Dung Truyền Thần Bác Sĩ Quân Đội Đỗ Thế Quang Tượng chân dung ms08 Liên Hệ
  • Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh gỗ mít sơn giả cổ Tượng Tây Phương Tam Thánh ms02 Liên Hệ
  • Bộ Hộ Pháp Vi Đà - Tiêu Diện ms 07 Bộ Hộ Pháp ms07 Liên Hệ
  • Mẫu thiết kế 3D tượng Quan Âm lối mật tông Tượng Phật Bà Quan Âm ms08 Liên Hệ
Tin mới
  • Tượng Phật Đẹp Giá Rẻ Tại Địa Chỉ Uy Tín Chức năng bình luận bị tắt ở Tượng Phật Đẹp Giá Rẻ Tại Địa Chỉ Uy Tín
  • Thỉnh Tượng Phật A Di Đà Đứng Gỗ Theo Yêu Cầu Chức năng bình luận bị tắt ở Thỉnh Tượng Phật A Di Đà Đứng Gỗ Theo Yêu Cầu
  • Bán khoán con vào chùa có ý nghĩa và mục đích gì? Chức năng bình luận bị tắt ở Bán khoán con vào chùa có ý nghĩa và mục đích gì?
  • Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát Bằng Gỗ Sắc Nét, Thần Thái Chức năng bình luận bị tắt ở Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát Bằng Gỗ Sắc Nét, Thần Thái
  • Tượng Kim Cang Hộ Pháp gỗ sắc nét, thần thái Chức năng bình luận bị tắt ở Tượng Kim Cang Hộ Pháp gỗ sắc nét, thần thái

Bật mí – Tứ vô lượng tâm là gì? Phước báu và lợi ích khi tu tập

Bật mí – Tứ vô lượng tâm là gì? Những phước báu và lợi ích lớn khi tu tập để chuyển hóa  mọi ác nghiệp

Đức Phật khuyên dạy chúng sinh hãy chăm tu tập “Tứ Vô Lượng Tâm”. Nhưng “Tứ Vô Lượng Tâm” nghĩa là gì? Cách tu tập ra sao? Và ta nhận được những gì khi tiến hành tu tập?

Để có cài nhìn toàn diện và hiểu đúng về Tứ Vô Lượng Tâm hãy đọc bài viết của Đồ Thờ Đức Hiệp.

Bật mí - Tứ vô lượng tâm là gì? Phước báu và lợi ích khi tu tập
Bật mí – Tứ vô lượng tâm là gì? Phước báu và lợi ích khi tu tập

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Bật mí – Tứ vô lượng tâm là gì?
  • Tứ vô lượng tâm là gì? Gồm những gì?
  • Bật mí – Những đặc tính cơ bản của Tứ vô lượng tâm là gì?
    • Tứ vô lượng tâm là gì – Tâm Từ (METTA)
    • Tứ vô lượng tâm là gì  – Tâm Bi (KARUNA)
    • Tứ vô lượng tâm là gì – Tâm Hỷ (MUDITA)
    • Tứ vô lượng tâm là gì – Tâm Xả (UPEKKHA)
  • Bật mí – Lợi ích của Tứ vô lượng tâm là gì
  • Cách tu tập Tứ vô lượng tâm là gì trong cuộc sống
  • Liên hệ thỉnh tượng tại Đồ Thờ Đức Hiệp.

Bật mí – Tứ vô lượng tâm là gì?

Trước tiên ta cần hiểu: Tứ là bốn; vô lượng là rộng lớn. Cùng khắp cả không gian và thời gian, không thể lường tính được.

Vô lượng tâm là tâm có tình yêu thương rộng lớn, bao trùm tất cả vô lượng chúng sanh. Còn được gọi là “đẳng tâm” vì không phân biệt hơn thua, tốt xấu. Và luôn đem tình thương bình đẳng đến cho muôn loài.

Như vậy, Tứ vô lượng tâm chính là “bốn món tâm rộng lớn không lường được”.

Tứ vô lượng
Tứ vô lượng

XEM NGAY: ĐỒ THỜ CŨ CÓ DÙNG LẠI ĐƯỢC KHÔNG? CÁCH XỬ LÝ HIỆU QUẢ

Tứ vô lượng tâm là gì? Gồm những gì?

Bốn món tâm rộng lớn bao gồm:

Tâm Từ (mettā), Tâm Bi (karuṇā), Tâm Hỷ (muditā) cùng Tâm Xả (upekkhā).

Hay gọi ngắn gọn là bốn trạng thái Tâm: Từ – Bi – Hỷ – Xả. Không giới hạn, không phân biệt, chấp trước. Cũng chỉ có chư Phật, Bồ Tát và Thánh Đệ Tử mới đầy đủ trọn vẹn bốn tâm vô lượng này.

Từ - Bi - Hỷ - Xả với mọi chúng sanh
Từ – Bi – Hỷ – Xả với mọi chúng sanh

Bốn đức tính của Tứ vô lượng tâm luôn tiềm tàng bên trong lòng mỗi con người chúng ta. Dù cho giàu sang hay nghèo khổ, dù thông minh trí tuệ hay đần độn dốt nát. Hay dù ốm gầy hay mập mạp, cao hay thấp, mạnh mẽ hay yếu đuối, xinh đẹp hay xấu xí.

Đây chính là bốn đề mục để tu tập thiền định Sắc giới. Nghĩa là thành tựu các trạng thái tâm thanh cao, lìa bỏ đời sống dục vật chất. Hay nói cách khác, 4 tâm vô lượng này sẽ không được an trú. Nếu như các trạng thái tâm tham, sân, các tâm sở bất thiện. Cũng như các triền cái chưa được yên lặng.

Tứ vô lượng tâm này chính là phần tinh túy cao cả nhất trong tâm hồn con người. Và đồng thời cũng là lý do, nền tảng cho mọi hành động của mỗi ta. Tâm hồn chúng ta có được sự tinh khiết, thanh tịnh thì cũng là nhờ có Tứ vô lượng tâm

>>>>> XEM NGAY: HIỂU ĐÚNG VỀ BỐ THÍ VÀ CÁCH THỰC HIỆN

Bật mí – Những đặc tính cơ bản của Tứ vô lượng tâm là gì?

Trong mỗi con người, ai cũng sẽ có Tâm dũng mãnh dù tốt hay xấu. Nhưng vì chúng ta do nghiệp mà tái sinh nên tâm tham, sân, si hãy vẫn còn nổi lên. Với những người biết tu tập theo giáo lý mà Phật đã dạy thì luôn vun bồi đức hạnh. Cho dù đó là những việc làm đơn giản nhất. Bởi vì họ tin nhân quả, do đó, họ tu tập thực hành theo giáo lý, quan trọng nhất là “Tứ vô lượng tâm”.

Tứ vô lượng tâm là gì – Tâm Từ (METTA)

Tâm Từ (Metta) được gọi là tình thương hay là lòng từ ái. Nhưng tình thương cũng như lòng từ ái không đủ để diễn tả hết nghĩa của chữ Từ trong 4 vô lượng tâm.

Khi ta nói con người có tình thương đối với một người hay một vật. Thì tức là có sự luyến ái của ta trong đó. Nói ta có tình thương thì dĩ nhiên là trong đó sẽ có sự lựa chọn, so sánh cùng đánh giá. Hay khi thương, trong tiềm thức con người sẽ bao hàm cả sự không thương, không ưa cái gì trái nghịch. Hơn nữa, có những tình thương khiến con người muốn làm chủ và muốn sở hữu nó.

Bộ Tam Thế Phật cao 37
Tâm Từ trong 4 tâm rộng lớn

Cuộc sống của chúng ta nếu thiếu tình thương con người sẽ trở nên lãnh đạm và thờ ơ. Cũng vì thế ta hãy cố gắng bồi đắp tình thương. Đặc tính của Từ là đem lại sự an lạc và làm cho sân lắng dịu đi.

Tâm Từ sẽ không bao giờ làm hại ai. Nhưng nếu không cẩn thận Mettā dễ chuyển thành Tanha (tâm luyến ái). Có đôi lúc Tâm Từ cũng sẽ khiến nhiều người lợi dụng lòng tốt. Nhưng nếu không có Tâm Từ ta có cảm hóa được họ hay chăng! Nên khi ta muốn cho ai vật gì, trước tiên ta phải có vật ấy, phải biết lợi ích khi sử dụng nó ra sao.

Tóm lại, những tình thương nào mà không trong trẻo được thì dĩ nhiên không thể đồng nghĩa với Tâm Từ trong Tứ vô lượng tâm. Bởi lẽ, những tình thương đó đều xây đắp cái điểm tựa của nó trên bản ngã của con người. Cái tôi vẫn tồn tại cùng với cái tâm còn bị đè nén dưới những lớp tham, sân, si thì không thể nào có được Tâm Từ của Tứ vô lượng tâm theo nghĩa của Đức Phật.

Ngoài ra, Tâm Từ còn khiến cho chúng ta không những thương người thân, bạn bè, những người thân quen mà còn thương luôn đến cả những kẻ mình cho là thù địch, kẻ thù; thương người tốt cũng như thương người xấu, người thiện cũng như người ác, thương không chọn lựa mà chỉ nghĩ rằng người xấu và người ác chỉ toàn là những người chưa tốt và chưa thiện mà thôi.

Hơn thế nữa, Tâm Từ lại là một tình thương không phải giới hạn trong một gia đình, một bộ lạc, một quốc gia, một tôn giáo… Tình thương này không những bao trùm lên toàn thể nhân loại mà còn lan tràn ra đến cả những sinh linh vạn vật, nơi nào có sự sống là có tình thương. Nó cũng bao trùm lên tất cả chúng sinh hữu hình, vô hình, đã, đang và sẽ có trong cõi Sa Bà.

Người Phật tử xứng đáng là người luôn luôn nuôi trong tâm đức của mình từ vô biên vô hạn, bởi căn bản của giáo lý nhà Phật chính là Tâm Từ. Bất kỳ chúng sanh có được lòng Từ như vậy là đã đạt được một vị trí tinh thần cao cả, nhờ đó được yên vui trong kiếp này và sẽ mang theo trong những kiếp sau để tăng bội sự yên vui hạnh phúc.

>>>> BÍ QUYẾT: CHỌN BÀN THỜ PHẬT BẰNG GỖ

Tứ vô lượng tâm là gì  – Tâm Bi (KARUNA)

Bi có nghĩa đó là buồn. Nhưng buồn ở đây không phải là vì tâm tư, phiền não riêng của mình. Không phải là vì không được đắc nguyện trong vọng tưởng. Cũng như không phải buồn vì bản ngã của mình. Mà Bi ở đây là buồn vì cái buồn của người khác và khổ vì cái khổ của người khác.

Tâm Bi cho chúng ta thấy được cái đau thương và phiền não của người khác cũng như của ta. Và làm cho chúng ta hòa mình với mọi người rồi cảm thấy đau khổ như họ. Và từ đó khiến chúng ta tận tâm giúp đỡ những người ấy ra khỏi cảnh khổ.

Đặc tính của Tâm Bi là ý muốn giúp đỡ người khác thoát khỏi 1 cảnh khổ. Người có Tâm Bi không ngần ngại khi hy sinh gì cho người khác. Chúng ta cũng lưu ý, nếu thương mà không có trí tuệ thì tình thương ấy cũng sẽ trở nên mù quáng.

Với xã hội, nếu dùng Tâm Bi để cư xử trong cuộc sống, ắt hẳn sẽ đem lại nhiều an vui và lợi lạc. Không phải ai sinh ra ở đời đều có đủ phước báu, lục căn trọn vẹn. Hay có cơm ăn áo mặc, gia đình hạnh phúc. Nếu biết đặt mình vào những vị trí thiếu hụt kia tự nhiên ta thấy sẽ có sự đối đãi khác nhau.

Tương Quan Âm Tống Tử
Tâm bi trong 4 tâm lớn

Khi tình thương yêu được chia sẻ ta cũng sẽ nhận lại tình cảm thương yêu.

Nói cách khác, khi hiểu được Tâm Bi trong Tứ vô lượng tâm. Thì người đó đã hiểu được phần nào về đối tượng cần tiếp nhận và phải biết đặt đúng nơi đúng chỗ.

Các yếu tố trong Tứ vô lượng tâm đều có liên quan mật thiết với nhau. Trong Từ có Bi và Bi do lòng Từ mà ra. Theo đó, Tâm Bi luôn khiến ta hành động ngoài ý vụ lợi, có nghĩa là hành động mà không mong cầu cái phần lợi nào trả lại cho mình, hoặc vật chất hoặc tinh thần, bởi vì lẽ dĩ nhiên là Tâm Bi cũng giống như Tâm Từ, hoàn toàn tác động ngoài cái tôi.

Hơn thế nữa, chúng ta không vì lẽ muốn làm chấm dứt đi cái khổ cho người này mà lại phải gây cái khổ cho kẻ khác, làm như vậy chỉ là dời cái đau khổ từ chỗ này qua chỗ khác mà thôi. Chúng ta không có quyền lấy cái hạnh phúc, vui vẻ của người này và bắt họ phải đổi lấy cái đau khổ của kẻ khác.

Tâm Bi giúp cho ta thông cảm được cái khổ của người khác, muốn giải khổ cho họ mà không oán ghét lên những người sung sướng, hạnh phúc. Đồng thời, Tâm Bi chỉ cho phép ta hy sinh những gì của bản thân chúng ta. Tâm Bi không phải nhằm mục đích lập lại mọi thăng bằng mà mục đích của nó chính là giải khổ thực sự bằng cách đem người khổ ra khỏi cảnh khổ chứ không phải dời chỗ cái khổ nơi này qua nơi khác.

>>>>HOT HOT: TƯỢNG BỊ NỨT PHẢI LÀM SAO?

Tứ vô lượng tâm là gì – Tâm Hỷ (MUDITA)

Ngược lại với Bi chính là Hỷ, là vui do cái vui của người khác. Hỷ là để chỉ sự vui mừng, hoan hỷ với người, hoan hỷ với sự thành công, điều phước thiện của họ.

Thế thường người đời vì tư lợi, ích kỷ và ganh tị. Hay vì tham, sân, si mà trong lòng không có được đức Hỷ. Và không thể chia niềm vui hỷ lạc với người khác khi thấy họ có một thành công nào của họ.

Trong lòng một khi đã không có Bi thì tức là không thể có Hỷ. Nói cách khác, khi lòng ta không thông cảm được với cái đau khổ của kẻ khác. Thì dĩ nhiên ta lại càng không thể thành thật và vui vẻ trọn vẹn cùng với kẻ khác với cái vui của họ. Chướng ngại duy nhất làm con người chúng ta không thể có được lòng Bi, lòng Hỷ. Đó chính là do lòng ích kỷ, vị ngã, tham lam.

Khi thấy một người nào hân hoan, vui vẻ trước một toại nguyện, một thành công nào đó của họ. Tức thì lòng ta sẽ đâm ra ham muốn, thèm thuồng có được cái thành công ấy. Mặc dù bên ngoài ta chúc mừng, khen tặng. Thì ở sâu thâm tâm, trong tiềm thức của ta vẫn luôn có một ám ý tham muốn một phần nào.

Tượng Quan Âm - Thế Chí cao 61 khai quang điểm nhãn
Tâm hỷ trong 4 tâm lớn

Bấy nhiêu đó đủ làm cho cái vui, cái Hỷ của ta không được hoàn toàn được trong sạch. Hay cũng như hoàn toàn đặt ngoài cái bản ngã của ta. Nên phàm cái bản ngã của ta đã còn chính là còn ba chướng ngại vật: Tham, sân, si.

Người có Tâm Hỷ đi đâu ai cũng được mến thương. Bởi nhân họ gieo là niềm an vui với người khác. Đặc tánh của Tâm Hỷ trong Tứ vô lượng tâm chính là sự mừng vui nhẹ nhàng và thanh cao. Nó khác với niềm vui của thế tục biểu hiện ra bên ngoài một cách thô thiển, rộn ràng.

Hỷ không phải là trạng thái thỏa thích cạn cợt hay hình thức. Mà cũng không phải là có sự cảm tình hay thích thú với một ai đó mà biểu lộ. Nên người có Tâm Hỷ thường nhẹ nhàng nhu mì và có được tâm ấy do năng lực tu tập mà ra.

Nói tóm lại, Hỷ không phải là hả hê của tâm hồn hay xác thịt bị cảm kích nhất thời ở thường tình và thế tục. Nó cũng không phải là trạng thái vui tươi thành thật bên ngoài. Nhưng trong thâm tâm hay tiềm thức lại còn ẩn một niềm ham muốn ước ao. Hỷ phải là một trạng thái của tâm hoàn toàn trong trẻo, thanh tịnh, không vị ngã. Lấy cái vui của người khác làm cái vui cho ta mà không ý mong lợi lộc gì vì ta đặt cái vui của ta ngoài bản ngã.

Tứ vô lượng tâm là gì – Tâm Xả (UPEKKHA)

Xả là một trong những trạng thái của tâm. Khiến giữa ta và toàn thể chúng sinh, vạn vật không còn sự chia cách, riêng biệt. Hay chúng sinh cùng với ta trở thành một thể đồng nhất.

Tâm Xả không phải là buông thả mọi thứ, không quan tâm đến ai. Hay là không cần biết chuyện gì đang xảy ra xung quanh bởi như vậy là vô trách nhiệm. Xả ở đây là xả bỏ đi sự hơn thua, được mất và khen chê trong cuộc sống. Người có Tâm Xả là người luôn hiểu rõ, thấy rõ sự việc qua Chánh Kiến và Chánh Tư duy. Bởi có như vậy, tâm mới nhẹ nhàng thanh thoát.

Đặc tính của Tâm Xả là tính thản nhiên đối với mọi loài hữu tình. Và nhiệm vụ của nó là thấy sự bình đẳng trong chúng sanh. Biểu hiện bằng sự hoan hỷ không có dính mắc, khiến mọi người xung quanh có niềm an lạc. Một người có tâm hạnh xả ly, dù sống ở đâu cũng sẽ thấy an lạc. Bởi họ biết tùy thuận mà sống, không chấp trước hay vướng mắc. Và dù vui hay buồn họ cũng nhẹ nhàng an yên.

Đặt Tâm Xả ngoài cái tôi, cái ta là cả một chướng ngại vật. Làm cho ta thấy được một bên là bản thân và bên kia là kẻ khác. Đó là vạn vật, là sinh linh, và cũng là bản ngã của nó. Một khi cái tôi không còn nữa, tức thì cái gì không phải của bản thân trước kia sẽ không còn phân biệt được.

Khai quang điểm nhãn thực sự cần thiết khi thỉnh tượng - Tượng Di Đà Tiếp Dẫn sơn giả cổ
Tâm xả trong 4 tâm lớn

Lúc này, chúng ta sẽ đồng thể hóa với toàn thể chúng sinh và vạn vật. Bằng cách tiêu diệt sự đối chiếu, sai biệt giữa bản thân và ngoại cảnh, tiêu diệt bởi vì đã diệt ngã. Diệt ngã là không còn sự lựa chọn, đối chiếu, luyến ái hay bám giữ. Cũng không còn lấy cái tôi của bản thân làm tiêu chuẩn, làm chỗ chứa đựng.

Người có Tâm Xả sẽ trở thành như 1 tấm gương trong phản chiếu lại tất thảy sự vật. Chứ không từ khước hay xua đuổi. Người có Tâm Xả không phải là con người lì lịch, hay có thái độ thờ ơ trước cảnh đau thương của thế sự.

Nhưng không phải ai cũng dễ dàng vượt qua được sự khen chê mà xả bỏ. Bởi vì chúng ta là người đang trên con đường tu tập còn dính mắc rất nhiều và cần phải luyện tập. Phật tánh luôn có sẵn trong mỗi người chúng ta. Nhưng bởi bụi trần làm che mờ đi phần nào. Vậy cho nên chúng ta cần phải huấn luyện tâm của mình để tâm trở về với bản thể nguyên vẹn của nó. Đây mới là cốt lõi tu tập cũng là nền tảng cho người học Phật.

Bật mí – Lợi ích của Tứ vô lượng tâm là gì

Khi chúng ta đã tu tập được 4 tâm rộng lớn, sẽ thấy được những lợi ích của từng tâm như sau:

+) Có Tâm Từ là giúp ta xóa đi sân hận, ác ý, hận thù. Người có tâm Từ rộng lớn, cùng yêu thương tỏa ra rộng lớn ai cũng quý mến muốn ở gần.

+) Có Tâm Bi sẽ có công năng trừ được khổ đau cho người, tạo nên sự yêu thương vô bờ. Và là vị thuốc diệt trừ bệnh hung bạo, độc ác, âu sầu phiền não.

+) Có Tâm Hỷ giúp ta tiêu tan đi lòng ganh tỵ đố kỵ với người. Và thay vào đó là những nụ cười ấm áp trao cho mọi người.

+) Có Tâm Xả sẽ đẩy lùi tâm những cố chấp, luyến ái, bất mãn. Tứ đó tâm luôn vô tư an tĩnh không bị ngũ dục lục trần chi phối. Vì những lợi ích như vậy nên bất kể là người xuất gia hay tại gia, chúng ta hãy cố gắng trau dồi, không thể nhân danh là người con Phật mà lại thiếu lòng từ bi để nuôi lớn tâm.

Đức Phật đã dạy rằng: “Này các thầy Tỳ-kheo! Khi từ tâm giải thoát đã được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm thành bánh xe, được có nền tảng vững chắc, được an trú khéo léo, được củng cố bền bỉ, được huấn luyện thích đáng… thì sẽ có được 11 lợi ích to lớn vậy.”

Tựu chung lại, lời Phật dạy 4 tâm rộng lớn có tất cả 11 lợi ích như sau:

Thả đèn hoa núi Bà Đen
Phước bau to lớn khi tu tập tứ vô lượng tâm

+) Có giấc ngủ được an lành, an lạc:

Ngủ không trằn trọc, không quay qua quay lại, không ngáy, không rên. Có thể đi vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng, mát mẻ như đi vào cõi thiền.

+) Được thức trong an lạc:

Sớm mai thức dậy rất thoải mái, không có bực dọc, cau có, không ngáp ngắn hay ngáp dài. Thức dậy với sắc mặt như đóa hoa tươi thắm trong nắng ấm ngày xuân mát.

+) Sẽ Không chiêm bao ác mộng:

Nếu có nằm mộng thì thường thấy mộng lành như thấy bảo tháp lộng lẫy, huy hoàng. Hay thấy chùa chiền trang nghiêm, thanh tịnh. Hay thấy điện Phật ngạt ngào trầm hương. Hay thấy hoan hỷ lễ bái cúng dường; thấy nghe Pháp, tụng kinh. Hay thấy rừng hoa thơm lừng nở rộ; thấy những cung điện nguy nga, sang trọng ở các cảnh trời… Sẽ không có những ác mộng như bị giặc vây, lửa đốt, té xuống vực sâu, thú dữ ăn thịt. Hoặc thấy dao đâm, tên bắn, cưa xẻ người, hầm phân dơ uế…

+) Sẽ được mọi người yêu mến:

Ở đâu ai cũng thương, cũng mến; đến đâu cũng được người giúp đỡ và bảo bọc. Và sẽ không có người ghét, kẻ thù.

+) Sẽ được phi nhân ưa thích:

Phi nhân là không phải người, có thể là các loại địa tiên, thọ thần, atula hay dạ xoa… Người có Tâm Từ ở đâu là xung quanh đó đều sẽ được mát mẻ, an lành. Được các loài phi nhân ở xung quanh, được hưởng không khí hòa bình, an lạc. Vậy nên thường được chúng quý trọng, mến yêu.

+) Sẽ được chư thiên hộ trì:

Đối với người có Tâm Từ, chư thiên rất mến yêu nên họ sẵn lòng hộ trì, che chở. Cũng như cha mẹ bảo hộ cho đứa con một.

+) Lửa, độc chất, khí giới không làm hại được:

Khi hành giả an trú Tâm Từ thì thân tâm vị ấy được bao trùm bởi một thứ điện năng đặc biệt. Và chẳng gì có thể xâm hại, xâm phá được. Khi đang an trú Tâm Từ thì có năng lực như vậy. Nhưng khi xả thiền, không còn an trú từ tâm thì vẫn bị hại, bị xâm phạm).

+) Giúp tâm không tán loạn:

Tâm vị ấy luôn được tập trung, luôn luôn được dễ dàng an trú, luôn định tỉnh, ổn định và trầm tĩnh. Vị ấy muốn đi vào định không thời gian nào đều cũng được.

+) Giúp sắc mặt luôn mát mẻ, khinh an, thư thái:

Nghĩa là nhờ năng lực Tâm Từ tỏa ra, vị ấy luôn tươi vui, hoan hỷ. Mà cũng không nói nặng lời ai, không nóng nảy, luôn thường trực khoan hòa, từ ái, dịu hiền, mềm mỏng… Khí sắc vị ấy luôn tươi nhuần phỉ lạc.

+) Giúp lúc lâm chung không mê loạn:

Do nhờ chánh niệm với từ tâm, vị ấy có thể làm chủ được tử niệm cuối cùng. Nên có thể dễ dàng ra đi như đi vào một giấc ngủ ngon ngàn thu.

+) Giúp sanh vào Phạm thiên giới:

Nếu vị ấy không chứng quả cao hơn thì khi hết đời này, sẽ hóa sanh vào Phạm thiên giới. Giống như thức dậy từ một bình minh đẹp trời.

>>>>> CÓ THỂ QUAN TÂM: LƯU Ý KHI LẬP ĐIỆN THỜ TAM TỨ PHỦ TẠI GIA.

Cách tu tập Tứ vô lượng tâm là gì trong cuộc sống

Chúng ta thấy rằng chư Phật, chư Bồ Tát và các vị Thánh Đệ Tử. Thì mới có đầy đủ bốn đức tánh cao thượng này. Nhưng không phải tự nhiên quý ngài có được, mà phải tu tập tích lũy nhiều kiếp mới có thành tựu.

Chúng ta cũng vậy, muốn đi trên con đường của các ngài thì phải từng bước trau dồi tích lũy. Giống như một em bé muốn nói rành tiếng Việt, em phải bắt đầu bập bẹ những từ đơn giản. Chúng ta muốn có bốn tâm vô lượng phải bắt đầu bằng những ý nghĩ, hành động nhỏ bé. Thì mới đạt được cái lớn và cuối cùng là vô lượng.

Cách tu tập Tâm Từ:

Muốn nuôi dưỡng Tâm Từ mỗi ngày, ta hãy nguyện cho tất cả chúng sanh. Có được an lạc, hạnh phúc, không bệnh tật ưu não. Tuy nói đơn giản nhưng thực hành rất là khó. Bởi chúng ta là những phàm phu, tâm phàm trần còn lắm những lớp bụi vô minh, tham sân si đầy rẫy.

Trong Kinh Pháp Cú có dạy: “Lấy không giận thắng giận, lấy thiện thắng không thiện, lấy thí thắng xan tham, lấy chơn thắng hư ngụy” chính là đây vậy.

Cách tu tập Tâm Bi vô lượng:

Khi đã tu Tâm Từ thì Tâm Bi sẽ xuất hiện kèm theo đó. Bởi vì có tình thương, ta mới dùng đôi tai để lắng nghe, dùng trái tim để thấu hiểu. Và sử dụng bàn tay để nâng đỡ những người cùng khổ. Rồi ta có thể đem ánh sáng Phật pháp đến những nơi còn đầy bóng tối.

Trong kinh Trung A Hàm, Đức Phật dạy: “Nếu người nào tự làm lợi ích, cũng làm lợi ích cho người khác, làm lợi ích cho mọi người, xót thương thế gian, cầu nghĩa lý, lợi ích, an ổn và khoái lạc cho trời và người, người ấy là bậc nhất, là tuyệt diệu giữa mọi người”. 

Cách tu tập Tâm Hỷ vô lượng:

Ta thường nghe nhân nào thì quả nấy. Nếu sống tốt sẽ được gần gũi với người tốt. Và muốn cảm hóa khuyên bảo ai thực hành Tâm Hỷ thì bản thân phải có trước.

Như trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: 

“Như bông hoa tươi đẹp

Có sắc lại thêm hương

Cũng vậy, lời khéo nói

Có làm, có kết quả”.

Với người biết tu tập, họ luôn dùng Tâm Hỷ để trau dồi tâm chính mình. Bởi tâm vi tế khó thấy khó sửa, nếu ở mặt ngoài, tâm thô dễ thấy như hành động hay lời nói. Còn tâm vi tế bên trong chỉ có bản thân mới biết được.

nghi thức tắm phật tại gia
Tu tập tứ vô lượng tâm sao cho đúng

Cách tu tập Tâm Xả:

Khi có Tâm Hỷ thì chắc chắn ta đã có được Tâm Xả. Bởi vì xả được mọi thứ ngũ dục ràng buộc mình mới có niềm vui với tha nhân. Có thể nói, nguyên nhân chính khiến con người khổ đau sợ hãi chính là do tâm chấp thủ.

Cho nên Đức Phật dạy muốn có an lạc hạnh phúc. Là phải tu Tâm Xả, lánh xa tham ái và bất mãn, bình thản trước khen chê được mất. Cùng luôn an tịnh và bình lặng trước những thăng trầm của cuộc sống. Đó chính là kết tinh của quá trình tu tập Tâm Xả.

Tóm lại, để nuôi dưỡng và phát triển tâm Từ – Bi – Hỷ – Xả. Chúng ta phải tập cho tâm ấy khởi lên thường xuyên bằng những lời nguyện. Nguyện cho tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúc, siêng làm việc lành. Thoát ly mọi đau khổ, không tạo điều ác. Có tâm hoan hỷ, không ganh ghét oán thù lẫn nhau.

Từ – Bi – Hỷ – Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp. Để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc và một xã hội tốt đẹp. Bởi vậy, ai có ước nguyện được sống trong hòa bình cần tu tập Tứ Vô Lượng Tâm. Và ai muốn giải thoát giác ngộ thì không thể nào bỏ qua bốn tâm cao thượng này. Chính bởi đạo Phật là đạo của tình thương vậy.

Trên đây là những trích dẫn, thông tin Phật giáo giải thích chi tiết về Tứ vô lượng tâm hay còn gọi là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Hy vọng rằng bài viết này đã đem đến cho các Phật tử các thông tin hữu ích. Chúc mọi người sớm thành chánh quả.

Các quý phật tử muốn thỉnh tượng tu tập tại gia. Hãy ghé thăm Đồ Thờ Đức Hiệp. Tại cơ sở Đồ Thờ Đức Hiệp có những mẫu tượng Phật thuần Việt, chất lượng. Tượng được tạo tác từ những nghệ nhân lành nghề với lối sơn cổ sẽ càng khiến không gian thờ có điểm nhấn riêng.

Tượng Phật Di Đà gỗ mít
Tượng Phật Di Đà gỗ mít
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát sơn giả cổ
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát sơn giả cổ
Thích ca sơn giả cổ
Thích ca sơn giả cổ

Liên hệ thỉnh tượng tại Đồ Thờ Đức Hiệp.

Công Ty/ Xưởng Đồ Thờ Đức Hiệp Sơn Đồng
𝐇𝐎𝐓𝐋𝐈𝐍𝐄: 𝟎𝟗𝟖𝟑 𝟒𝟎𝟎 𝟎𝟒𝟔 (nghệ nhân Nguyễn Đức Hiệp), 0982591046
| Xưởng sản xuất: Ngã Tư, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội (sau Ngân Hàng Agribank Sơn Đồng)
| 𝑺𝒉𝒐𝒘𝒓𝒐𝒐𝒎: Liền kề 7 – Ô 16 – Khu Đô Thị Tân Tây Đô – Đan Phượng – Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề

  • Dùng Đèn Hoa Sen Để Bàn Thờ Cần Chú Ý Những Điều Gì? Dùng Đèn Hoa Sen Để Bàn Thờ Cần Chú Ý Những Điều Gì?
  • Năm 2024 gia chủ cần tránh kiêng kị khi làm cổng nhà Năm 2024 gia chủ cần tránh kiêng kị khi làm cổng nhà
  • 18-vi-la-han Địa chỉ tạo tác 18 vị La Hán – Tượng thập bát La Hán bằng gỗ
  • Thờ Phật Tại Gia Nên Chọn Tượng Kích Thước Bao Nhiêu?
  • Cúng sao giải hạn Cúng Sao Giải Hạn 2024: Bí Quyết Mang Lại Bình An Cho Gia Đình Bạn
  • Câu Đối Ngày Tết Giáp Thìn 2024 hay, ý nghĩa đón nhận may mắn.

Logo Do Tho Duc Hiep Son Dong

  • 𝑺𝒉𝒐𝒘𝒓𝒐𝒐𝒎: Liền kề 7 – Ô 16 – Khu Đô Thị Tân Tây Đô – Đan Phượng – Hà Nội
  • Xưởng sản xuất: Làng nghề Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
  • Hotline 1: 0982591046
  • Hotline 2: 0982591046
  • dothoduchiep@gmail.com
Về chúng tôi
  • Giới thiệu
  • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Lịch sử hình thành
  • Liên hệ
Chính sách hỗ trợ
  • Chính sách và quy định chung
  • Chính sách giao hàng
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
Kết nối với chúng tôi
  • Facebook
  • Youtube
  • Twitter
  • Tiktok
  • Nhắn tin qua Zalo
  • Nhắn tin qua Facebook
  • 0982591046
  • 0982591046
Copyright 2021 © Đồ Thờ Đức Hiệp All rights reserved.
  • Danh mục sản phẩm
    • Tượng Phật Tam Bảo
      • Tượng Tam Thế Phật
      • Tượng Tây Phương Tam Thánh
      • Tượng A Di Đà
      • Tượng Di Lặc
      • Tượng Thích Ca Mâu Ni
      • Tượng Phật Bà Quan Âm
      • Bộ tượng Quan Âm và Thế Chí
      • Tượng A Nan Đà – Ca Diếp
      • Tượng Văn Thù – Phổ Hiền
      • Tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay
      • Tượng Chuẩn Đề
      • Tượng Dược Sư
      • Tòa Cửu Long
      • Tượng Tuyết Sơn
    • Tượng Phật Nhà Tổ
      • Tượng Phật Nhập Niết Bàn
      • Tượng Địa Tạng Vương
      • Tượng Đạt Ma Sư Tổ
      • Tượng Đức Ông
      • Tượng Đức Thánh Hiền
      • Tượng Hộ Pháp
        • Tượng Hộ Pháp Trừng Ác
      • Tượng Thổ Địa
      • Tượng Thập Bát La Hán
      • Tượng Thập Điện Diêm Vương
    • Đồ Thờ – Tượng Phật Sơn Ta Lối Cổ
      • Đồ Thờ Sơn Ta Lối Cổ
      • Tượng Phật Sơn Ta Lối Cổ
    • Không Gian Thờ – Phòng Thờ Đẹp
      • 1 gian
      • 3 gian
    • Bàn Thờ Đẹp
      • Sập Thờ
      • Bàn Thờ Án Gian
      • Bàn Thờ Ô Xa
      • Chấp Tải
      • Bàn Thờ Thần Tài
    • Hoành Phi – Câu Đối – Cửa Võng
      • Hoành Phi – Câu đối
      • Cuốn thư
      • Cửa võng
    • Đồ Thờ Cúng
      • Bài vị thờ
      • Bát Bửu – Chấp Kích
      • Bộ Đồ Thờ
      • Bộ Đài Thờ
      • Bình Hoa
      • Đài Nến
      • Đôi Hạc
      • Mâm Bồng
      • Ống Đựng Nhang
      • Hòm Công Đức
      • Khung ảnh thờ
      • Ngai Thờ
    • Điện Tam Tứ Phủ
    • Tượng Nhà Mẫu
      • Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu
      • Tượng Tôn Ngộ Không
      • Tượng Ngọc Hoàng
      • Tượng Nam Tào – Bắc Đẩu
      • Tượng Ngũ Vị Tôn Quan
      • Tượng Tứ Vị Chầu Bà
      • Tượng Ông Hoàng
        • Tượng Ông Hoàng Mười
        • Tượng Ông Hoàng Bảy
        • Tượng Ông Hoàng Bơ
      • Tượng tứ phủ thánh cô
      • Tượng Cô Cậu
      • Tượng trần triều
      • Tượng chúa sơn trang
    • Tượng Chân Dung
  • MENU CHÍNH
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Công trình đã thực hiện
    • Công trình, sản phẩm Đồ Thờ Đức Hiệp đã hoàn thành
    • Phục Chế, Tô Lý đồ thờ tượng Phật lối cổ
  • Thiết kế nội thất không gian thờ
    • Thiết Kế Điện Thờ
    • Thiết Kế Đền Thờ
    • Thiết Kế Nhà Thờ Họ – Tư Gia
    • Nội Thất Phòng Thờ
  • Tin tức
  • Văn khấn cổ truyền
  • Liên hệ

Đăng nhập

Quên mật khẩu?