Thiết kế nội thất điện thờ Tam Tứ phủ trọn gói, tư vấn phong thủy miễn phí. Những người có căn số thường phải lập điện để thờ cúng. Lập điện cũng phụ thuộc nhiều yếu tố như căn duyên của thanh đồng với nhà thánh, lòng mộ đạo muốn thờ phụng, điều kiện gia cảnh của thanh đồng. Trong bài viết này, Đồ Thờ Đức Hiệp sẽ gửi đến quý bạn đọc những mấu thiết kế điện thờ đẹp nhất và những lưu ý khi lập điện.
Chọn vị trí để xây dưng – lập điện thờ
Trước hết, người muốn lập điện phải được nhà Ngài báo trước. Tùy căn duyên của mỗi người, mà nhà ngài báo bằng những đường khác nhau
- Có người được giấc mơ cho nhìn thấy rõ hết
- Có người soi qua, bói lại, cô đồng thầy nhìn ra
- Có người còn được báo cả ngày, giờ khởi công,…
Nhìn chung nhà ngài báo rất đa dạng, tuy vậy vẫn có những điểm chung đó là cho nhìn thấy bản điện, bao nhiêu bát hương, thiết kế cấu trúc như thế nào…..
Khi có ý định lập điện thì phải tìm một vị trí để lập điện thờ, tùy điều kiện mà có thể to, nhỏ tùy:
- Nếu được nhà ngài báo âm mà biết soi bói, thì nên làm rộng một chút, để sau này hầu hạ còn được dễ xoay sở.
- Còn nếu chỉ thờ để yên bản mệnh, thì có thể hẹp hơn, miễn gọn gàng sạch sẽ
Cách bố trí thiết kế điện thờ chuẩn
Sau khi đã chọn được vị trí thích hợp, sẽ phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng, phải hoạch định, tính toán xem thờ bao nhiêu bát hương để từ đó có thể xây bệ thờ, hoặc đóng bàn thờ cho hợp.
Những mẫu > Bàn thờ đẹp mà bạn có thể
Trong quá trình xây bệ thờ, đóng bàn thờ, kích thước cũng phải được vào những cung đẹp: từ chiều cao, dài, rộng, các cung riêng lẻ, đều phải đẹp. Nếu thiết kế điện thờ tính theo người đứng ngoài, quay mặt vào bản điện thì:
Ở giữa – chính cung
Chính cung thờ HỘI ĐỒNG TỨ PHỦ (hay gọi tắt là CÔNG ĐỒNG). Trên ban công đồng này có rất nhiều bát hương, nhưng sẽ có 3 bát hương là BẮT BUỘC PHẢI CÓ:
1. Bát hương thờ HỘI ĐỒNG NHÀ PHẬT (thường thờ Phật Bà Quan Âm)
2. Bát hương thờ TAM TÒA THÁNH MẪU
Trên bệ thờ
Bệ thờ có thể 3 cấp hay 5 cấp (tùy theo, không nhất thiết phải là 3 hay 5 cấp). Thông thường sẽ là:
Hệ 3 cấp:
- Đầu tiên, cao nhất là bát hương thờ PHẬT
- Thứ hai là bát hương thờ THÁNH MẪU
- Thứ ba là bát hương CÔNG ĐỒNG
Hệ 5 cấp:
- Cao nhất: bát hương thờ PHẬT
- Thứ hai: bát hương thờ VUA CHA. Có người thờ vua cha NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ nhưng cũng có người thờ TAM TÒA VUA CHA (thờ ba vua THIÊN, ĐỊA ,THỦY) và cũng có người chỉ thờ chung chung là thờ vua cha, không rõ là vua cha nào.
- Cấp thứ 3 thờ TAM TÒA THÁNH MẪU
- Cấp thứ 4: Có người thờ NGŨ VỊ TÔN ÔNG (nghĩa là thờ 5 vị quan). Có người thờ CHÚA BẢN ĐỀN. Có người lại thờ. Tứ phủ Thánh Hoàng…. Nhìn chung ở cấp thứ 4 sẽ thờ theo duyên, tùy phước của giả chu. Tuy nhiên thông thường thì cấp thứ tư nên thờ NGŨ VỊ TÔN ÔNG. Nếu muốn thờ thêm thì nên bốc bát hương nhỏ hơn, và đặt ở bên cạnh bát hương này
- Cấp thứ 5, liền với mặt sàn thờ TỨ PHỦ CÔNG ĐỒNG. Bát hương này rất quan trọng, vì cả hội đồng, các bóng, các giá,… thờ chung một bát hương, nên cho to hơn một chút. Nay mai khi thắp hương, nếu là hương nén, thì nên thắp 5 nén, không nên thắp 1 hoặc 3 nén.
Bên tay trái thờ ban Trần Triều
Số lượng bát hương ở ban này cũng tùy theo gia chủ sắp xếp:
- Có người chỉ thờ 1 bát hương chung cho cả HỘI ĐỒNG NHÀ TRẦN
- Nhưng có người sát nhà Trần, phải thờ thêm nhiều bát hương khác – nhưng cũng chỉ trong hội đồng nhà Trần thôi, hoặc chỉ được phép đặt thêm bát hương bản mệnh của thanh đồng.
Bên tay trái thờ ban Sơn Trang
Ban này số lượng bát hương cũng tùy theo gia chủ
- Bắt buộc phải có 1 bát hương chính thờ Sơn Trang
- Còn lại tùy theo bản mệnh gia chủ, có thể bốc thêm một số bát hương: chầu Bà, chúa bói…. Cũng để bát hương bản mệnh của gia chủ ở ban này.
Ngũ Hổ, Ông Lốt
Có 1 bát hương bắt buộc, đó là bát hương thờ NGŨ HỔ. Nói là bát hương thờ ngũ hổ nhưng khi sắp lễ, người ta thường sắp 7 xuất, nghĩa là còn có thanh Xà, Bạch Xà (ta thường gọi là Ông Lốt) một xanh, một trắng, cùng với 5 ông hổ.
Đây là thế lực thần linh bảo vệ bản điện. Vì đây là bát hương ở dưới cùng nên gọi là hạ ban nhưng thực tế, thì hai Ông Lốt được treo ở phía trên, đầu nghoảnh vào trong.
Về bát hương, có người còn bốc thêm cả bát hương thờ thổ địa ở hạ ban.
Bên ngoài điện
Cũng có người xây bệ để thờ, thì trên thờ Mẫu, dưới thờ thổ địa. Nếu chỉ là cái ban thờ ghim vào tường, thì thổ địa thờ chung trong hạ ban.
Vấn đề ban bệ trong điện thờ
Có người mua bàn thờ thì dễ, nhưng cũng có người điều kiện không cho phép, không mua được bàn thờ thì phải xây. Khi xây dựng cũng tùy theo từng cảnh đền mà người ta xây hay đổ bệ thờ
- Nếu diện tích rộng có thể 5 cấp, tam cung, lục viện
- Nếu diện tích nhỏ thì xây 1 bệ
Nhìn chung, thiết kế điện thờ thì tùy theo từng gia cảnh, tùy theo từng con người, mọi thứ đều do tâm mà ra… Tất cả đều xuất phát từ một chữ… TÂM….
Hệ thống tượng trong điện thờ
Tượng thờ Tứ Phủ phải đầy đủ: Chư phật, vua cha, thánh mẫu, quan lớn, Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ ông Hoàng, Thánh cô, Thánh cậu, Ngũ hổ, Ông Lốt. Ở một số nơi còn có các quan văn, võ tướng, tả hữu hầu cận, thần binh, thần tướng là bộ hạ của từng vị Thánh trong tứ phủ và các thần linh bản xứ nơi các Thánh giáng hiện. Thế nhưng tượng quan văn cho đến thần tướng, bộ hạ ít được tạc, chỉ tạc các vị thần linh từ chư phật cho đến ông Lốt là chủ yếu.
Những mẫu tượng thờ tam tứ phủ đẹp luôn có tại Đức Hiệp.
Cách sắp xếp tượng thờ
Thông thường, bên trong điện thờ Tam Tứ phủ gồm có ba ban chính:
-
Ở giữa là Ban tam tứ phủ công đồng
-
Bên phải (nhìn từ phía người hành lễ): ban Trần Triều
-
Bên trái: Ban Sơn Trang
Tại ban công đồng, tượng được đặt theo cấu trúc:
-
Lớp trên cùng: thờ Quan thế âm bồ tát hoặc tượng phật nghìn mắt nghìn tay. Lớp thứ hai là tượng Ngọc Hoàng Thượng đế, hai bên đặt hai quan Nam Tào, Bắc Đẩu
-
Lớp thứ ba: Tam tòa thánh Mẫu
-
Lớp thứ tư: Tượng ngũ vị tôn ông
-
Lớp thứ năm: Tứ phủ chầu bà
-
Lớp thứ sáu: Tứ phủ ông Hoàng (Ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười)
-
Lớp thứ bảy: Tứ phủ thánh cô
-
Lớp thứ tám: dưới gầm ban Công đồng thờ ngũ hổ, quan bạch quan xà.
Hai bên bàn thờ Tứ phủ đặt thêm tượng hai cậu bé ở phía dưới. Phía ngoài điện có 1 lầu Cô, 1 lầu Cậu, đôi khi lầu cô lầu cậu được đặt phía hai bên cửa trong điện thờ. Ngoài sân điện thờ là ban thờ Mẫu Thượng Thiên.
Đồ Thờ Đức Hiệp cung cấp tất cả các tượng trong tín ngưỡng thờ Tứ phủ, Tam phủ của Việt Nam. Tại xưởng của chúng tôi, các bạn sẽ tìm được tất cả các loại tượng với mẫu mã khác nhau, phù hợp đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Lưu ý khi thiết kế điện thờ
Điện thờ phải được xây dựng ở những nơi thoáng mát, trang nghiêm, sạch sẽ chứ không nhất thiết phải xa hoa tráng lệ. Tùy điều kiện của mình để lập điện thờ ở mức bình thường hay xa hoa. Không bắt buộc phải rước đủ Tam tòa thánh mẫu, ngũ vị tôn quan, ông hoàng, tiên cô, thánh cậu, quan hổ, quan xà. Thậm chí, nếu không có điều kiện, có thể thay thế tượng bằng ảnh.
Chúng tôi vẫn lưu ý bạn là thành tâm, thế nên tượng thờ tứ phủ chỉ cần bố trị một pho tượng thánh Mẫu cũng không sai. Nếu không đủ điều kiện thì chỉ cần bốc bát nhanh ghi rõ duệ hiệu của các vị thánh chứ không cần lễ rước tượng từ đền nào đó về cũng không sai phép tắc.
Một số mẫu thiết kế điện thờ – tượng thờ Tam Tứ Phủ đẹp
Tượng tam phủ – tứ phủ được thiết kế và chế tác bởi các nghệ nhân nhiều năm kinh nghiệm tại cơ sở sản xuất Đồ Thờ Đức Hiệp, lựa chọn các loại gỗ tốt nhất đảm bảo không mối mọt, sản phẩm bảo hành trên 10 năm. Giá tốt đi đôi với chất lượng sản phẩm.
Hình ảnh tại xưởng sản xuất Đồ Thờ Đức Hiệp