Cúng rằm tháng 7 âm lịch được coi là mội nét văn hoá truyền thống đẹp. Ở nước ta trong 365 ngày diễn ra rất nhiều ngày lễ
khác nhau. Trong đó có hai ngày quan trọng là rằm tháng giêng và rằm tháng 7 âm lịch. Dịp thắp hương rằm tháng giêng là vào
thời điểm đầu năm mới. Các gia chủ dâng lễ, thắp nén nhang với mong muốn một năm sẽ được phù hộ và gặp nhiều may mắn.
Cúng rằm tháng 7 âm lịch là lúc tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên cũng như làm việc thiện để giúp đỡ những vong linh bơ vơ.
Tháng 7 âm lịch là tháng có liên quan đến người âm. Nên nhiều gia chủ vẫn còn băn khoăn về một số thủ tục thờ cúng sao cho đầy đủ. Chúng ta nên chuẩn bị mâm cỗ vào thời điểm nào trong ngày? Ngoài mâm cỗ cúng gia tiên thì cẩn chuẩn bị lễ cúng chúng sinh như thế nào? Những thắc mắc của quý độc giả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Đồ Thờ Đức Hiệp.
Cúng rằm tháng 7 như thế nào?
Lễ cúng rằm tháng 7 mang nhiều ý nghĩa. Đây chính là lúc con cháu tưởng nhớ đến bố mẹ, ông bà. Ngày nay còn có tên gọi khác là “Lễ Vu Lan báo hiếu”. Tục lệ này còn đề cao truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt. Không chỉ làm lễ cúng ở nhà, nhiều gia đình chọn lên chùa để gửi gắm tâm sự của mình với bậc bề trên.
Trong tháng này ở dưới âm phủ mở cửa cho các linh hồn về dương thế với người thân của mình. Có những linh hồn không siêu thoát, không có nhà có cửa để về. Chúng ta cần làm mâm cúng đó là việc làm thiện. Vào ngày này có rất nhiều gia đình dậy sớm để chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm.
Đối với những cặp gia đình trẻ, họ còn nhiều bỡ ngỡ trong việc chọn mua sản phẩm làm mâm cơm thắp hương.
Lưu ý nghi lễ cúng rằm tháng 7
Giờ thắp hương rằm tháng 7. Có rất nhiều người đặt câu hỏi thắp hương rằm tháng 7 vào giờ nào là đẹp nhất? Ngày này là ngày rằm chính trong năm, nên các gia đình lựa chọn thắp hương vào ngày 14 tháng 7 để ông bà có thể hưởng trọn lộc. Mâm cỗ được chuẩn bị từ sớm, tiến hành theo nghi lễ tâm thái thoải mái, không gấp gáp.
Những khung giờ mà gia chủ cần thắp hương: Từ 5-6 giờ sáng, 18-19 giờ tối. Đây được xem là hai khoảng thời gian tốt đẹp nhất để dâng lễ ông bà, tổ tiên.
Đồ lễ cúng rằm tháng 7
- Mâm lễ thắp hương rằm của nhà Phật: Hầu hết là các món chay, có độ thanh mát nhẹ nhàng. Các món có trong mâm như: xôi, chè, rau luộc, thực phẩm chay làm từ rau củ…Cúng Phật giúp con người tìm vệ sự thanh tịnh, cầu chúc cho mọi điều suôn sẻ.
- Mâm lễ thắp hương rằm cho bàn thờ gia tiên cần nhiều vị hơn một chút. Có đầy đủ các món mặn và chay để mâm cúng trở nên đa dạng hơn. Có thể là các thực đơn như: xôi gà, chả, nem rán, giò, thịt khò, chè, hoa quả…
- Mâm cúng chúng sinh giúp những cô hồn không nơi nương tựa, mà còn là sự chu đáo của gia chủ. Một số món chủ đạo như cháo trắng, bánh kẹo, muối trắng, tiền vàng, nước, nhang…
- Nên chọn những loại hoa tươi, có mùi thơm nhẹ. Ngoài hoa cúc trắng, vàng nên lựa chọn hoa mẫu đơn, hoa thuỷ tiên, hoa huệ…
Chúng ta nên trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức để tiến hành lễ thắp hương rằm tháng 7. Theo chuyên gia phong thuỷ nên thực hiện lễ cúng vào ban ngày. Đây là lúc trời sáng, cửa âm phủ mở rộng để ông bà chúng sinh trở về. Nên thắp hương sớm để các cụ hưởng trọn vẹn lộc con cháu.
Sau khi thắp hương xong, mọi người nên tiến hành rải muối trắng, đổ nước, đồ lễ xuống đường để các cô hồn cướp đồ ăn. Phong tục này đã trở thành quen thuộc với người dân Việt Nam.
Hy vọng qua bài viết trên đây, quý bạn đọc sẽ trang bị cho mình kiến thức tốt để tiến hành lễ thắp hương. Nếu có thắc mắc về các vấn đề thờ cúng. hãy liên hệ Đồ Thờ Đức Hiệp để được tư vấn nhiệt tình.
Thông tiên liên hệ:
Đồ Thờ Đức Hiệp
- Showroom – Xưởng sản xuất: Phía sau ngân hàng Agribank Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. (Ngõ 31, ngã tư Sơn Đồng).
- Hotline: 0982591046 – 0243.991.1979
- Email: dothoduchiep@gmail.com