Ý nghĩa và mục đích của việc “Bán khoán con vào chùa” và những điều cần lưu ý khí thực hiện phong tục đảm bảo sức khỏe của trẻ.
Phong tục “ Bán Khoán Con Lên Chùa” đã có từ rất lâu và rất được coi trọng. Vậy bạn đã hiểu rõ về ý nghĩa, mục đích, và những điều cần lưu ý khi thực hiện phong tục này. Đâu là trường hợp nên và không lên bán khoán con để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Bài viết của Đồ Thờ Đức Hiệp sẽ cung cấp chi tiết những kiến thức về vấn đề này. Sẽ giải tỏa những quan ngại của cha mẹ trong việc chăm sóc con nhỏ. Chắc chắn sẽ giúp ba mẹ kết hợp hài hòa giữa tâm linh và khoa học trong nuôi dạy con cái.
Bán khoán con vào chùa – Bán Khoán Là Gì?
Bán khoán con là một tín ngưỡng dân gian tồn tại trong văn hóa Việt Nam. Đây là hình thức mà cha mẹ gửi gắm đứa trẻ vào chùa hoặc đền. Với niềm tin rằng con mình sẽ được bảo hộ bởi các vị thần linh, giúp con mạnh khỏe, dễ nuôi. Có hai hình thức bán khoán phổ biến:
+) Bán khoán con có thời hạn: Đứa trẻ sẽ được “bán khoán” vào chùa đến năm 12 hoặc 13 tuổi, sau đó cha mẹ làm lễ “chuộc” về.
+) Bán khoán con trọn đời: Một số gia đình bán khoán trọn đời mà không thực hiện lễ chuộc.
Vì sao có tục lệ này? Theo quan niệm dân gian, những đứa trẻ sinh vào giờ xấu, ngày kỵ dễ bị ốm đau, khó nuôi. Nên cần có sự bảo hộ tâm linh để khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
>>>>>BẬT MÍ: VÌ SAO LỄ PHẬT PHẢI CÚI ĐẦU?
Lý do bán khoán con vào chùa
Nhiều người tin rằng bán khoán giúp trẻ tránh khỏi “vận xấu” hoặc sự quở trách của các vị thần linh. Những đứa trẻ thường xuyên đau ốm, sinh vào ngày giờ được cho là “phạm,” như các ngày mùng 1, 5, 8, 15 âm lịch. Sẽ thường được đưa lên chùa để nhờ Phật pháp che chở.
Các bậc cha mẹ tin rằng bán khoán con có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn, ít đau ốm và tránh được nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, tục lệ này không thay thế được các phương pháp y khoa trong chăm sóc trẻ. Mà chủ yếu mang lại sự an tâm về tinh thần.
Thủ tục bán khoán con vào chùa như thế nào?
Thủ tục bán khoán con lên chùa thường bao gồm các bước sau:
+) Chuẩn bị lễ vật: Cha mẹ thường mang lễ vật lên chùa, như xôi, gà, rượu, trầu, vàng hương.
+) Lễ cúng bán khoán: Lễ diễn ra nhanh chóng với sự tham gia của trụ trì hoặc người trông coi chùa. Sau đó, thầy sẽ thắp hương, làm lễ, và thường đặt tên cho đứa trẻ. Đây là tên mà chùa dùng để bảo hộ cho trẻ.
+) Thăm chùa định kỳ: Trong thời gian làm “con nuôi” chùa, cha mẹ và đứa trẻ thường quay lại vào các ngày lễ lớn, như Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, để dâng hương cầu nguyện.
>>>> CHI TIẾT: CÁCH SÁM HỐI TẠI NHÀ
Tục lệ này phổ biến ở các vùng nông thôn, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam.
Khi nào không nên bán khoán con vào chùa?
Không phải đứa trẻ nào cũng cần bán khoán.
+) Nếu trẻ khỏe mạnh, sinh vào ngày giờ không xấu, hoặc cung mệnh không khắc với cha mẹ. Thì không nhất thiết phải thực hiện bán khoán.
+) Đối với trẻ nhỏ, ốm đau là chuyện bình thường và có thể chăm sóc y tế. Vì vậy, nếu không có vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, không nên quá lạm dụng tín ngưỡng này.
Bên cạnh đó, trong thời hiện đại, các chuyên gia khuyến cáo rằng cha mẹ. Nên kết hợp chăm sóc y tế và chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện. Thay vì hoàn toàn dựa vào niềm tin tâm linh.
>>>>> XEM NGAY: CÁC MẪU TƯỢNG PHẬT GỖ THỜ TẠI GIA ĐẸP
Lời Kết
Bán khoán con lên chùa là tín ngưỡng dân gian gắn liền với văn hóa Việt Nam. Tục lệ mang ý nghĩa an tâm về mặt tinh thần cho cha mẹ khi gặp khó khăn trong việc nuôi con. Dù vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu rằng: Tục lệ này chỉ có ý nghĩa tâm linh và không nên thay thế phương pháp khoa học. Nếu được áp dụng đúng cách, bán khoán có thể là một nguồn động viên tinh thần, giúp cha mẹ yên tâm hơn trong hành trình chăm sóc và nuôi dạy con trẻ.
Ngoài ra, tu tập theo đạo Phật cũng là một cách tạo ra phước lành. Phước lành nhận được có rất nhiều ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Có thể ăn chay, niệm Phật, hành thiện tích đức hoặc lập bàn thờ Phật tại gia. Theo quan niệm dân gian đây đều là những việc có ý nghĩa cần được thực hiện.
Hãy theo dõi Đồ Thờ Đức Hiệp để có thêm những thông tin bổ ích khác!