Sám hối là gì? Những lợi ích không ngờ từ việc sám hối và chi tiết quy trình cách sám hối tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất
Sám hối là một trong những cách để giúp con người chúng ta có thể giải trừ bớt những tội lỗi. Mà bản thân đã từng gây ra trước đó. Ngoài ra, nó còn giúp cho bản thân luôn được cảm thấy thoải mái, dễ chịu, an nhiên và tự tại hơn.
Vậy làm thế nào để có thể thực hiện tự sám hối tại nhà? Bài viết dưới đây, ĐỒ THỜ ĐỨC HIỆP sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết quy trình sám hối tại nhà.
Cách sám hối tại nhà hiệu quả nhất
Cách sám hối mang lại hiệu quả nhất đó là bạn nên đối trước Tam Bảo (Phật, Pháp và Tăng). Và tự tâm nói ra hết toàn bộ những tội lỗi mà bản thân đã gây ra trước đây. Vì được Tam Bảo và chư Tôn Long Thần Hô Pháp chứng giám nên tất cả tội lỗi của bạn sẽ được giải trừ.
Nhưng nếu nhà bạn chưa có bàn thờ Phật, bạn cũng có thể đối trước bàn thờ gia tiên hoặc thần linh. Rồi sau đó thực hiện nghi thức sám hối.
Còn nếu ở những nơi không có bàn thờ thì có thể quay mặt về hướng Tây và bắt đầu làm lễ. Vì như vậy cũng có thể mang lại hiệu quả tốt cho bạn.
Nếu Tụng kinh sám hối thì bạn nhất thiết phải thực hiện ăn chay để giữ giới. Vì chỉ có như vậy mới chiêu cảm được nhiều công đức. Tụng kinh cũng cần rất nhiều thời gian, và cần thật chú tâm. Nếu không chú tâm đọc kinh thì mặc dù có về mặt gieo duyên nhưng sẽ không bao nhiêu về mặt ích lợi. Vậy nên chỉ có thực hiện lạy Phật sám hối là phương thức hiệu quả nhất đối với thân phận tại gia.
Lợi ích của cách sám hối tại nhà
Đối với những ai nhiều bệnh tật, thói xấu. Hay người gặp những hậu quả xấu do ác nghiệp gây ra. Ví như ốm đau không thể điều trị, nghiện ngập, cờ bạc, bệnh tham dục, bệnh ác khẩu. Những người ưa gây gổ, chửi mắng nặng lời, bệnh gian dối lừa gạt,… Họ đều có thể thực hành sám hối tại nhà.
Việc sám hối có thể mang lại rất nhiều lợi ích mà ít người biết đến.
+) Thanh tịnh tâm hồn: Sám hối giúp loại bỏ những gánh nặng tâm lý. Do tội lỗi hoặc sai lầm trong quá khứ, giúp tâm trí trở nên trong sáng và an lạc hơn.
+) Tăng trưởng phước đức: Khi thành tâm sám hối, người tu hành nhận thức rõ ràng hơn về hành vi của mình. Và từ đó tu sửa và tích lũy được công đức.
+) Giảm bớt nghiệp chướng: Sám hối là cách thức để hóa giải nghiệp xấu từ những hành động không đúng đắn trong quá khứ. Và giúp người tu hành tiến gần hơn đến giác ngộ.
+) Cải thiện mối quan hệ với người khác: Khi sám hối, ta học được sự bao dung và tha thứ, từ đó cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống.
+) Phát triển tâm từ bi: Việc sám hối giúp ta thấu hiểu sâu sắc hơn về nỗi khổ của người khác. Từ đó phát triển lòng từ bi và biết trân trọng cuộc sống.
Sám hối không chỉ là việc nhận ra lỗi lầm mà còn là cơ hội để thay đổi, giúp cuộc sống trở nên tích cực và ý nghĩa hơn.
>>>>> XEM THÊM: CÁC MẪU TƯỢNG PHẬT GỖ ĐẸP NHẤT
Quy trình chi tiết cách sám hối tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị trước sám hối
Bạn có thể thực hiện sám hối bất cứ lúc nào trong ngày. Chú ý cần tắm gội sạch sẽ, quần áo gọn gàng (quần áo dài). Đừng quên lau dọn và tỉa chân nhang trên bàn thờ để tạo sự thanh lịch.
Chuẩn bị lễ lạt:
+) Tuyệt đối không sử dụng đồ mặn để cúng. Vàng mã cũng không nên quá nhiều mà chỉ cần chút ít gọi là, nếu không có thì càng tốt hơn.
+) Có thể chuẩn bị hoa quả tươi với số lượng vừa đủ.
+) Hoặc nếu không có những món đồ trên thì chỉ cần một chén nước sạch và thắp hương là được.
Bước chuẩn bị càng đơn giản lại càng tốt. Vì Phật pháp nhiệm màu ở nơi chân tâm, hướng thiện làm lành cho nên không cần cầu kì ở khâu lễ vật.
Bước 2: Pháp sám hối
Thắp một nén nhang lên bàn thờ, sau đó quỳ xuống và chắp tay ở trước ngực.
Thực hiện niệm Nam mô A Di Đà Phật (ba lần). Mỗi lần một lạy rồi tiếp tục thực hiện các nghi thức bên dưới đây.
Bước 3: Phát nguyện sám hối
Bạn nên chú ý lựa chọn khung giờ yên tĩnh. Tốt nhất là nên sám hối trong khoảng từ 4 đến 7 giờ sáng.
Hãy thực hiện thắp 3 cây nhang, gõ ba tiếng chuông (nếu có) và quỳ gối nói lời phát nguyện sám hối:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Đọc lời nguyện: Đệ tử con tên là…..Pháp danh…… tuổi…..sinh ngày….. tháng….năm…..Hôm nay đối trước bàn thờ Phật và ông bà tổ tiên, con xin thành tâm cử hành phép Sám Hối, cầu nguyện các nghiệp xấu của con đã tạo từ nhiều kiếp trước tới nay được tiêu trừ, tâm lành mỗi ngày thêm rộng lớn, mọi chuyện tốt đẹp, gia đình hạnh phúc…. Cúi xin mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát từ bi gia hộ.
(nguyện xong cắm hương và bắt đầu lạy)
Đệ tử con tên là….Pháp danh…. Từ trước đến nay vì do ba nghiệp tham sân si từ thân miệng ý phát sinh ra, hôm nay đệ tử chí thành xin sám hối (bạn cần phải đọc câu này trước khi xướng lên từng danh hiệu Phật bên dưới).
– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật (10 lạy).
– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Viên Mãn Báo Thân Tỳ Lô Giá Na Phật (10 lạy).
– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Thiên Bách Ức Hóa Thân Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (10 lạy).
– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (10 lạy).
– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật (10 lạy).
– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lạc Tôn Phật (10 lạy).
– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát (10 lạy).
– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát (10 lạy).
– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (10 lạy).
– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát (10 lạy).
– Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đạo Tràng Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát (8 lạy).
Sau khi đã đủ 108 lạy thì quỳ xuống đọc lời hồi hướng và phát nguyện.
Phát nguyện:
Sám hối pháp thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sinh mọi miền
Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Phật xin chứng nên
Hồi Hướng:
Nguyện đem công đức này
Tiêu trừ nghiệp xưa nay
Tăng trưởng các phước huệ
Viên thành căn thánh thiện
Bao nhiêu nghiệp tham dục
Bao nhiêu nghiệp sân si
Bao nhiêu nghiệp thân khẩu ý
Đều diệt sạch không còn
Quyến thuộc đồng an lạc
Oan gia về niết bàn
Cùng pháp giới chúng sanh
Đồng trọn thành phật đạo
Nếu có thể mỗi ngày bạn nên sám hối một lần. Liên tục như vậy trong vòng ba tháng thì sẽ thấy rõ hiệu quả, bệnh tật thuyên giảm hay toại nguyện ý muốn.
Nếu sức khỏe không được tốt hoặc không đủ thời gian để lạy đủ 108 lạy một lần. Thì bạn có thể chia ra một ngày thực hành sám hối 2 lần. Mỗi lần sám hối có thể lạy 54 lạy thay vì 108 lạy. Như vậy, mỗi khi niệm một danh hiệu Phật hay Bồ Tát thì bạn cũng có thể lạy 5 lạy thay vì là 10 lạy.
Nếu bạn là người lớn tuổi, thân thể không được tốt và không thể lạy. Thì có thể ngồi yên trên ghế chắp tay và thành tâm đọc lời sám hối cũng mang lại hiệu quả tốt.
Thành tâm phát nguyện sám hối sẽ giúp bạn đạt được những ý nguyện
Bước 4: Lạy Phật để sám hối
Bạn nên nhớ rằng khi lạy Phật là phải gieo năm vóc, chí tâm cùng cung kính. Tùy theo sức khỏe và thời gian bản thân mình có mà lạy Phật.
Trong lần đầu tiên bạn chỉ nên lạy Phật trong khoảng 1 giờ. Lưu ý là thân lạy Phật còn miệng thì phải niệm Phật. Mỗi lần lạy niệm Phật để sám hối thì không nên để tâm suy nghĩ bậy bạ.
Bước 5: Kết thúc quy trình sám hối
Con nguyện hồi hướng toàn bộ công đức lạy Phật này cho khắp pháp giới chúng sanh cùng lìa khổ được vui. Cùng nương vào Bản nguyện của đức Từ phụ A Di Đà Phật. Cùng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc. Nam mô A Di Đà Phật( 03 lần, mỗi lần 1 lạy rồi lui ra).
Bài viết trên, ĐỒ THỜ ĐỨC HIỆP đã tổng hợp những thông tin bổ ích có liên quan đến việc thực hiện sám hối tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn sẽ không còn thắc mắc về cách chuẩn bị trước nghi thức sám hối cũng như quy trình sám hối tại nhà.
Nếu bạn có mong muốn được lập 1 bàn thờ Phật trang nghiêm với tượng Phật chất lượng. Hãy liên hệ ngay với Đồ Thờ Đức Hiệp. Chúng tôi có các chuyên gia giỏi có thể giúp bạn thực hiện được mong muốn. Tạo ra được 1 không gian thờ Phật đẹp và trang nghiêm.