Khám phá nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động truyền thống của lễ Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ cùng những giá trị nhân văn sâu sắc mà lễ Vu Lan mang lại.
Từ lâu, lễ Vu Lan đã trở thành một ngày lễ lớn. Mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong năm. Lễ Vu Lan giúp chúng ta có cơ hội để đền đáp công ơn nuôi dưỡng. Và sinh thành của cha mẹ.
Một ngày lễ thể hiện rõ nét truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Vậy lễ Vu Lan được hiểu là gì? Lễ hội thường tổ chức ngày nào? Hãy cùng Đồ Thờ Đức Hiệp tìm hiểu ngày lễ Vu Lan qua bài viết dưới đây.
Hiểu đúng về Lễ Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ
Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ lớn của Phật Giáo Đại thừa Bắc tông. Và là một phong tục văn hóa quan trọng của đất nước Trung Hoa.
Ngày nay, con người càng trân trọng và dành sự biết ơn nhiều hơn đến cha mẹ tổ tiên. Và họ thực hiện phóng sinh hay làm phước để cha mẹ mình được hưởng công đức.
Theo “Đại Việt sử Ký toàn thư” của học sĩ Ngô Sĩ Liên. Lễ Vu Lan du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Và vào năm 1072 vua Lý Nhân Tông đã lập đàn cầu siêu cho phụ mẫu.
Qua nhiều năm, lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày lễ dành riêng cho Phật tử nữa. Mà đã trở thành ngày lễ báo hiếu mỗi người dân Việt.
Trong tiếng Phạn, chữ “Vu Lan” là cách gọi ngắn của từ “Vu Lan Bồn” (盂蘭盆). Nó được chuyển ngữ thành từ “ullambana” với ý nghĩa là “sự giải thoát”. Để chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở ở tột cùng địa ngục.
Xem thêm các bài viết liên quan đến kiến thức Phật giáo liên quan khác:
Tứ Niệm xứ là gì? 4 niệm Thân, Thọ, Tâm, Pháp mang nghĩa gì?
Lễ Vu Lan là ngày lễ của Phật Giáo và dần dần trở thành ngày lễ quan trọng của người Việt Nam
Lễ Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ trong năm 2024
Lễ Vu Lan sẽ được diễn ra cố định vào mỗi rằm tháng 7 (tức ngày 15/7 âm lịch) hàng năm. Còn theo dương lịch, lễ Vu Lan thường rơi vào giữa, cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 hàng năm. Lịch ngày Vu Lan báo hiếu cụ thể là như sau:
- Lễ Vu Lan năm 2024 rơi vào Chủ nhật (ngày 18/08 dương lịch)
- Lễ Vu Lan năm 2025 rơi vào Thứ 7 (ngày 06/09 dương lịch)
Ý nghĩa mùa Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ
Nguồn gốc ngày lễ Vu Lan Hiếu Hạnh
Vào ngày rằm tháng bảy (15/07) sắm sửa làm lễ cúng Tam Bảo có thể lấy phước cho mẹ.
Phật nói “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì hãy dùng cách này”. Kể từ đó, lễ Vu Lan báo hiếu công ơn cha mẹ được ra đời. Và ngày lễ này còn chứa đựng nhiều ý nghĩa khác:
Là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu về những công ơn của thế hệ trước.
Là dịp để mọi người báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ (của kiếp này và kiếp trước).
Tiếp cận với những ý nghĩa giáo dục của văn hóa Phật giáo: “Từ bi hỷ xả”, “Vô ngã, vị tha”.
Lễ Vu Lan Báo Hiếu nên làm gì?
Vào lễ Vu Lan, người ta sẽ cài lên ngực áo một bông hoa hồng. Để bày tỏ lòng thành kính với cha mẹ tổ tiên. Nghi thức cài hoa này bắt nguồn từ chính thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Trước năm 1962, trong một lần thiền sư vào nhà sách ở Nhật Bản chính vào Ngày của Mẹ. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được một cô gái cài lên áo tràng một bông hoa trắng. Mà người không rõ lý do. Hỏi ra thì được biết trong ngày này. Ai còn mẹ thì được cài bông hồng đỏ, ai mất mẹ thì cài hoa trắng. Chính câu chuyện này là khởi điểm cho nghi thức bông hồng cài áo mùa Vu Lan. Và nó trở thành đề tài cho nhiều tác phẩm nghệ thuật sau này.
Vào lễ Vu Lan, khi đến chùa, bạn nên dừng lại tự cài cho mình một bông hồng trên ngực áo. Bông hồng trên áo chính là thể hiện tình cảm đẹp nhất. Là chữ hiếu mà những người con gửi đến đấng sinh thành.
Khi nhận được bông hoa trên ngực áo, bạn sẽ thấy mình nên sống chậm lại. Và yêu thương nhiều hơn và trân quý, đền đáp ơn dưỡng dục của cha mẹ.
Lễ cúng mùa Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ
Mâm cúng lễ Vu Lan mùa Hiếu Hạnh
Khi chuẩn bị mâm cúng lễ Vu Lan. Chúng ta phải thể hiện tấm lòng thành, không cần quá chú trọng vào hình thức. Lễ vật cúng Vu Lan có thể bao gồm:
- 1: Cháo loãng
- 2: Gạo
- 3: Muối
- 4: Cơm trắng
- 5: Nước lã
- 6: Canh
- 7: Xôi và các loại chè
- 8: Khoai sọ và khoai lang luộc
- 9: Bỏng ngô
- 10: Trái cây
- 11: Bánh kẹo
- 12: Trầu cau
- 13: Thuốc lá
- 14: Hương hoa, áo quần vàng mã
Trình tự cúng lễ Vu Lan mùa Hiếu Hạnh
Cúng lễ Vu Lan thường theo trình tự: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng thí thực chúng sinh.
- Đầu tiên: Cúng Phật.
Gia chủ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả để làm lễ cúng Phật tổ. Khi cúng, gia chủ nên đọc một khóa Kinh Vu Lan (hay còn gọi là Vu Lan bồn kinh). Để hiểu rõ về lễ Vu Lan. Cũng như cầu nguyện công đức cho người thân trong quá khứ được sớm siêu thoát.
- Thứ hai: Cúng thần linh.
Mâm cúng thần linh thường gồm có gà luộc nguyên con hoặc xôi. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể cúng bánh chưng lột lá, một bầu rượu, hoa tươi cùng trái cây và trà.
- Thứ ba: Cúng gia tiên.
Mâm cúng gia tiên nên có một mâm cơm mặn hoặc chay. Đó là tùy thuộc vào gia đình bạn và ông bà ăn chay hay mặn.
Ngoài ra, bạn nên cúng tiền vàng và một số vật dụng cho những người đã khuất. Với mong muốn người cõi âm có được cuộc sống đầy đủ, sung túc như trên dương thế. Những vật dụng thường được cúng như: Quần áo, giày dép, áo bào, vật dụng trang sức,…
- Cuối cùng: Cúng thí thực chúng sinh.
Gia chủ nên cúng thí thực chúng sinh ở ngoài trời như sân nhà. Và không nên cúng chung với bàn thờ gia tiên. Khi cúng, gia chủ đốt tiền vàng và quần áo sau đó rải gạo muối ra 5 phương 4 hướng. Mâm cúng thí thực chúng sinh thường sẽ bao gồm:
- Một: Muối gạo
- Hai: Hoa quả
- Ba: 12 chén cháo loãng
- Bốn: 12 cục đường phèn
- Năm: Quần áo
- Sáu: Bỏng ngô
- Bảy: Bánh kẹo
- Tám: Tiền vàng
- Chín: Nước
- Mười: Nhang
- Mười một: Nến
- Mười hai: Khoai lang, ngô, sắn luộc
- Mười ba: Mía
Văn khấn cúng Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Con kính lạy 9 phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả, Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát
Hôm nay là ngày rằm tháng bảy âm lịch (năm …)
Tín chủ con là … ngụ tại …
Chúng con thành tâm sửa sang, bày biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả, Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản gia Táo quân, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa và các vị thần linh cai quản trong khu vực, cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay tiết Vu Lan, vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Phật trời, Tam Bảo phù hộ và thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao này không biết lấy gì đền báo.
Vì vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ, phù hộ độ trì cho chúng con và gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, tài lộc vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tỏ lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Văn khấn cúng Vu Lan
Quà tặng bố mẹ nhân dịp lễ Vu Lan Báo Hiếu Cha Mẹ.
Những món quà nhân dịp lễ Vu Lan chính là tấm lòng của mối người con thể hiện chữ Hiếu
- Những lời chúc Thâm Tình.
- Sản phẩm chức năng
- Những thiết bị hỗ trợ sức khỏe
- Sắm sửa quần áo mới
- Tự tay nấu một bữa ăn ngon
- Những mẫu tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Hình tượng đại diện cho tình mẫu tử vô bờ. Cũng là đức Bồ Tát che chở ta hàng ngày.
Trên đây là bài viết giải đáp những thắc mắc về ngày Vu Lan. Về nguồn gốc, ý nghĩa và lễ cúng trong ngày đặc biệt này. Đồ Thờ Đức Hiệp hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về mùa Vu Lan. Cũng như có một ngày lễ an lành và ấm áp bên gia đình.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xem thêm:
Thờ tượng Phật Quan Âm Tự Tại mang lại những ý nghĩa gì?
Tượng Phật Di Lặc gỗ phải đặt ở đâu để mang lại may mắn, tài lộc?
Ý nghĩa, cách nhận biết 7 Tượng Phật Dược Sư mà Phật tử cần biết.
Những kiến thức cần biết về tượng Phật Văn Thù Sư Lợi.