Đọc để biết Văn Thù Sư Lợi là ai, linh thú Ngài cưỡi là gì, ý nghĩa của hình tượng Văn Thù Bồ Tát cùng cách thờ cúng Ngài.
Con đường học Phật Pháp luôn mở ra cho mỗi con người chúng ra những trang kiến thức vi diệu. Những người càng am hiểu Phật Pháp thì trí tuệ sẽ càng minh mẫn. Đầu tiên ta cần học hiểu về hình ảnh của các vị Phật và các vị Bồ Tát. Trong số đó không thể bỏ qua hình tượng Phật Văn Thù Bồ Tát. Một vị Bồ Tát gần gũi nhất trong những vị Bồ Tát. Hãy cùng Đồ Thờ Đức Hiệp tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là ai?
Văn Thù Bồ Tát hay còn gọi là Mạn Thù Thất lỵ. Có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều sẽ tròn đầy.
Thủa xưa, Ngài là con thứ ba của vua Vô Trách Nhiệm với tên gọi Thái tử Vương Chúng. Ngài cúng dường Phật Bảo Tạng cùng phát nguyện độ sinh nên được hiệu là Văn Thù Sư Lợi. Sau khi Phật Bảo Tạng thọ ký cho Ngài phải trải vô lượng hằng hà sa số kiếp về sau. Thì Ngài sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi thuộc về bên phương Nam và có hiệu là Phật Văn Thù.
Ngài Văn Thù Bồ Tát xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Kể đến như Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật… Ngài như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca.
Do phải trải qua hằng hà sa kiếp thì mới có thể được tu thành chín quả. Nên hiện thân Văn Thù của Ngài ở trên thế gian là không phân biệt được Ngài là nam hay nữ. Tuy nhiên các vị Phật đều mang chân thân đó là một vị nam tử Hán. Cùng với đó là tùy thuộc vào độ chúng sinh của các vị Phật là khác nhau thì họ sẽ hiển thị một diện khác nhau.
Chính vậy Phật Văn Thù bồ tát không phân biệt là nam hay nữ. Vì ngài đã trải qua hằng sa kiếp để thành Phật. Quan trọng là Ngài Văn Thù Bồ Tát là vị Phật dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài. Cùng độ trì cho tất cả mọi người dù là giới tính nào đi nữa.
Văn Thù Bồ Tát với danh xưng là Đại Trí. Ý chỉ trí tuệ lớn, một trí tuệ thấu cõi. Và Ngài đã dùng trí tuệ này của mình để có để đánh dẹp đi được mọi chướng ngại vật. Dù có bất kỳ khó khăn hay gian khổ nào cũng không bao giờ lùi bước. Và luôn đứng ra để lý giải cho các phạm trù tinh yếu cốt lõi có trong triết lý của đạo Phật.
Xét theo ý nghĩa về phong thủy và yếu tố tâm linh. Văn Phù Bồ Tát chính là một vị Phật mang bản mệnh hợp với người tuổi Mão. Ngài có địa vị uy lực và vang danh lừng lẫy.
Biểu tượng của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Cũng giống nhiều vị Bồ Tát khác, biểu tượng của Bồ Tát Văn Thù là ngồi trên hoa sen. Bởi hoa sen mang tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sáng, đẹp đẽ cùng luôn tỏa ngát hương thơm. Hình tượng Bồ Tát Văn Thù ngồi trên hoa sen là mang biểu tượng cho sự tinh khiết của trí tuệ. Và không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố xung quanh. Văn Thù Bồ Tát khoác một chiếc khăn choàng có màu trắng, đôi khi xen kẽ màu xanh lá cây. Và trên đầu có đội một chiếc vương miện bằng đá quý.
Hình tượng nổi bật nhất và dễ nhận biết của vị Văn Thù Bồ Tát. Đó là trên tay phải của Ngài là một thanh gươm sắc bén đang cháy. Khi một Bậc Thánh chứng ngộ và có được trí tuệ siêu xuất. Thì chính cái trí tuệ ấy là vũ khí sắc bén để chặt đứt mọi sự vô minh, phiền não, nhiễm ô. Cái ngự trị nơi tâm thức của chúng sinh.
Tay trái của Bồ Tát Văn Thù cầm một cành hoa sen có màu xanh dương và tay phải đưa hướng lên trên. Bông hoa sen được để cao ngang tài và phía trên hoa sen chính là Kinh Bát Nhã. Hình tượng này sẽ có biểu tượng cho sự giác ngộ, thức tỉnh thông qua việc sử dụng trí tuệ. Và tính kiên nhẫn của bản thân để có thể rũ hết mọi sự ô nhiễm và tham lam, sân si trong dân gian.
Ngài khoác trên người một chiếc áo giáp của sự nhẫn nhục. Nhờ vào chiếc áo dài này mà giúp cho các mũi tên thị phi. Hay những điều tiếng xấu sẽ không thể nào xâm phạm được vào bên trong thân thể của Ngài. Chiếc áo giáp này cũng giúp cho Bồ Tát Văn Thù vẹn tâm toàn từ bi. Và bọn giặc sân hận toán thù bởi không thể nào có thể làm thay đổi được hạnh nguyện Ngài.
Ngài sẽ không tháo bỏ chiếc áo nhẫn nhục này. Bởi nếu như thiếu chiếc áo này Ngài sẽ không thể nào thực hiện được tâm của một vị Bồ Đề.
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cưỡi con thú – linh vật gì?
Con vật thường xuất hiện cùng với Ngài Văn Thù Bồ Tát đó chính là sư tử xanh. Bồ Tát thường ngồi trên lưng của con sư tử này và 4 chân của con sư tử đứng trên hoa sen.
Sư tử – chúa tể nơi rừng xanh. Và nó có uy lực và sức mạnh hơn rất nhiều những linh thú khác. Hình ảnh Văn Thù Bồ Tát cưỡi trên lưng của con sư tử xanh. Sẽ tượng trưng cho một nguồn năng lực vô biên cùng với trí tuệ sức mạnh vô cùng. Nhờ vào vị trí này sẽ giúp Bồ Tát Văn Thù có thể chuyển hóa được mọi phiền não, vô minh. Hay những ý niệm chấp ngã để trở về vô lậu và có được sự chân thật nhất.
Ý nghĩa của tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Ngài được mọi người biết đến là vị đại biểu cho trí tuệ thông thái nhất. Ngài có dáng vẻ trẻ trung. Và luôn ngồi kiết già phía trên một chiếc bồ đoàn làm bằng hoa sen.
Ngài có một biểu tượng đặc thù là trên tay phải là một lưỡi gươm đang bốc lửa luôn giương cao lên qua đầu. Điều này tượng trưng cho đại ý lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt phăng những trói buộc vô minh và phiền não. Đây chính là những thứ đã níu giữ con người với những khổ đau cùng bất hạnh. Tất cả khổ đau này đến từ vòng tròn sinh tử luân hồi. Ngài nguyện ý làm điều này để giúp con người đến được với nơi trí tuệ viên mãn.
Vào lúc này thì tay trái của Ngài lại đang nắm giữ cuốn kinh Bát nhã trong tư thế ôm ấp vào nơi giữa trái tim. Đây chính là sự biểu trưng cho giác ngộ cùng tỉnh thức. Mang ý nghĩa là sử dụng trí tuệ để dứt sạch mọi sự ô nhiễm cùng tham ái. Tựa như bông hoa sen trong bùn mà không nhiễm mùi bùn.
Chiếc giáp Ngài mang trên mình chính là chiếc giáp nhẫn nhục. Cũng nhờ có sự hộ thân của nó nên các mũi tên thị phi cũng không thể chạm vào được thân thể Ngài.
Hình ảnh này cũng một phần dạy chúng ta nên lấy kham nhẫn để làm sức mạnh nuôi dưỡng cho tâm tính. Có sự chịu đựng và có sự thứ tha, có sự thấu hiểu bao dung cho người khác mỗi khi mắc sai lầm. Qua đó mới có thể nuôi dưỡng được lòng trắc ẩn bên trong chính tâm hồn mình.
Cách thờ cúng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát tại gia
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đại diện cho ngọn đèn trí tuệ soi sáng tâm trí của chúng sinh. Từ đó giúp họ nhận ra bản chất thật của thực tại. Bởi vậy, nếu Phật tử nào thỉnh tượng Ngài về thờ tại gia. Thì sẽ lĩnh hội được trí tuệ này, biết điều đúng – sai, phải – trái, hướng thiện giúp đời.
Người nào một lòng thành kính tu tập, tạc dựng và tôn tượng Văn Thù Sư Lợi. Thì sẽ tránh xa phiền não, chư thiên hoan hỷ ủng hộ, phước báu gia tăng. Và tiến một bước dài trên con đường giác ngộ giải thoát.
Hiện nay trên thị trường có nhiều mẫu tượng Văn Thù Sư Lợi với các chất liệu khác nhau. Kể đến như: đồng, gỗ, gốm sứ, composite… Phật tử nên chọn hình dạng và chất liệu phù hợp để thỉnh tượng Ngài về thờ tại gia.
Trước khi thỉnh tôn tượng Bồ Tát về thì phải vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn. Và chọn ngày tốt để an vị.
Bàn thờ Phật tại nhà của gia chủ cũng phải được lau dọn sạch sẽ, bài trí trang nghiêm. Và chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết để dâng cúng.
Dưới đây là một số mẫu bàn thờ Đồ Thờ Đức Hiệp gợi ý cho gia chủ.
Khi thỉnh tôn tượng Văn Thù Bồ Tát về thờ tại gia rồi thì gia chủ phải quyết tâm tu hành, tụng kinh, niệm Phật… Và nghiền ngẫm chân lý Phật để phát triển tuệ minh dưới sự soi sáng của Ngài. Không phải cứ thỉnh về đốt nhang ngày 3 bữa là nhận được viên mãn.
Thỉnh mua tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát ở đâu
Nếu bạn có nhu cầu mua tượng Phật Bồ tát Văn Thù và thỉnh Phật. Thì hãy liên hệ ngay cho Đồ Thờ Đức Hiệp. Một cơ sở uy tín cung cấp nhiều sản phẩm Tượng Phật. Đặc biệt là Tượng Văn Thù Bồ tát, đa dạng hình tượng, đa dạng kích thước cho khách hàng lựa chọn.
Đặc biệt với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn cho các bạn lựa chọn được mẫu tượng ưng ý và phù hợp nhất với độ tuổi, vận mệnh của bản thân.
Liên hệ ngay cho Đồ Thờ Đức Hiệp để được tư vấn về Thỉnh Tượng Văn Thù Bồ Tát.
- Công ty/ Xưởng: Đồ thờ Đức Hiệp Sơn Đồng.
- Showroom – Xưởng sản xuất: Phía sau ngân hàng Agribank Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. (Ngõ 31, ngã tư Sơn Đồng).
- Hotline/zalo: 0983.400.046 – 0879.555.111
>> Xem thêm:
Thờ tượng Phật Quan Âm Tự Tại mang lại những ý nghĩa gì?
Tượng Phật Di Lặc gỗ phải đặt ở đâu để mang lại may mắn, tài lộc?
Ý nghĩa, cách nhận biết 7 Tượng Phật Dược Sư mà Phật tử cần biết.