Skip to content
    • dothoduchiep@gmail.com
    • 0982591046 - 0982591046
Đồ Thờ Đức HiệpĐồ Thờ Đức Hiệp
  • Menu
  • Giỏ hàng

    Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

    Danh mục sản phẩm
    • Tượng Phật Tam Bảo
      • Tượng Tam Thế Phật
      • Tượng Tây Phương Tam Thánh
      • Tượng A Di Đà
      • Tượng Di Lặc
      • Tượng Thích Ca Mâu Ni
      • Tượng Phật Bà Quan Âm
      • Bộ tượng Quan Âm và Thế Chí
      • Tượng A Nan Đà – Ca Diếp
      • Tượng Văn Thù – Phổ Hiền
      • Tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay
      • Tượng Chuẩn Đề
      • Tượng Dược Sư
      • Tòa Cửu Long
      • Tượng Tuyết Sơn
    • Tượng Phật Nhà Tổ
      • Tượng Phật Nhập Niết Bàn
      • Tượng Địa Tạng Vương
      • Tượng Đạt Ma Sư Tổ
      • Tượng Đức Ông
      • Tượng Đức Thánh Hiền
      • Tượng Hộ Pháp
        • Tượng Hộ Pháp Trừng Ác
      • Tượng Thổ Địa
      • Tượng Thập Bát La Hán
      • Tượng Thập Điện Diêm Vương
    • Đồ Thờ – Tượng Phật Sơn Ta Lối Cổ
      • Đồ Thờ Sơn Ta Lối Cổ
      • Tượng Phật Sơn Ta Lối Cổ
    • Không Gian Thờ – Phòng Thờ Đẹp
      • 1 gian
      • 3 gian
    • Bàn Thờ Đẹp
      • Sập Thờ
      • Bàn Thờ Án Gian
      • Bàn Thờ Ô Xa
      • Chấp Tải
      • Bàn Thờ Thần Tài
    • Hoành Phi – Câu Đối – Cửa Võng
      • Hoành Phi – Câu đối
      • Cuốn thư
      • Cửa võng
    • Đồ Thờ Cúng
      • Bài vị thờ
      • Bát Bửu – Chấp Kích
      • Bộ Đồ Thờ
      • Bộ Đài Thờ
      • Bình Hoa
      • Đài Nến
      • Đôi Hạc
      • Mâm Bồng
      • Ống Đựng Nhang
      • Hòm Công Đức
      • Khung ảnh thờ
      • Ngai Thờ
    • Điện Tam Tứ Phủ
    • Tượng Nhà Mẫu
      • Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu
      • Tượng Tôn Ngộ Không
      • Tượng Ngọc Hoàng
      • Tượng Nam Tào – Bắc Đẩu
      • Tượng Ngũ Vị Tôn Quan
      • Tượng Tứ Vị Chầu Bà
      • Tượng Ông Hoàng
        • Tượng Ông Hoàng Mười
        • Tượng Ông Hoàng Bảy
        • Tượng Ông Hoàng Bơ
      • Tượng tứ phủ thánh cô
      • Tượng Cô Cậu
      • Tượng trần triều
      • Tượng chúa sơn trang
    • Tượng Chân Dung
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Công trình đã thực hiện
    • Công trình, sản phẩm Đồ Thờ Đức Hiệp đã hoàn thành
    • Phục Chế, Tô Lý đồ thờ tượng Phật lối cổ
  • Thiết kế nội thất không gian thờ
    • Thiết Kế Điện Thờ
    • Thiết Kế Đền Thờ
    • Thiết Kế Nhà Thờ Họ – Tư Gia
    • Nội Thất Phòng Thờ
  • Tin tức
  • Văn khấn cổ truyền
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Công trình đã thực hiện
    • Công trình, sản phẩm Đồ Thờ Đức Hiệp đã hoàn thành
    • Phục Chế, Tô Lý đồ thờ tượng Phật lối cổ
  • Thiết kế nội thất không gian thờ
    • Thiết Kế Điện Thờ
    • Thiết Kế Đền Thờ
    • Thiết Kế Nhà Thờ Họ – Tư Gia
    • Nội Thất Phòng Thờ
  • Tin tức
  • Văn khấn cổ truyền
  • Liên hệ
Trang chủ Tin tức Tượng Phật Tuyết Sơn – Thời kì tu khổ hạnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Hỗ trợ trực tuyến
HOTLINE
0982591046

dothoduchiep@gmail.com

Sản phẩm mới
  • Tượng Ngài Địa Tạng Bồ Tát ngồi đài sen Tượng Địa Tạng Vương ms10 Liên Hệ
  • Tạc Tượng Chân Dung Truyền Thần Bác Sĩ Quân Đội Đỗ Thế Quang Tượng chân dung ms08 Liên Hệ
  • Bộ tượng Tây Phương Tam Thánh gỗ mít sơn giả cổ Tượng Tây Phương Tam Thánh ms02 Liên Hệ
  • Bộ Hộ Pháp Vi Đà - Tiêu Diện ms 07 Bộ Hộ Pháp ms07 Liên Hệ
  • Mẫu thiết kế 3D tượng Quan Âm lối mật tông Tượng Phật Bà Quan Âm ms08 Liên Hệ
Tin mới
  • Tượng Phật Đẹp Giá Rẻ Tại Địa Chỉ Uy Tín Chức năng bình luận bị tắt ở Tượng Phật Đẹp Giá Rẻ Tại Địa Chỉ Uy Tín
  • Thỉnh Tượng Phật A Di Đà Đứng Gỗ Theo Yêu Cầu Chức năng bình luận bị tắt ở Thỉnh Tượng Phật A Di Đà Đứng Gỗ Theo Yêu Cầu
  • Bán khoán con vào chùa có ý nghĩa và mục đích gì? Chức năng bình luận bị tắt ở Bán khoán con vào chùa có ý nghĩa và mục đích gì?
  • Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát Bằng Gỗ Sắc Nét, Thần Thái Chức năng bình luận bị tắt ở Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát Bằng Gỗ Sắc Nét, Thần Thái
  • Tượng Kim Cang Hộ Pháp gỗ sắc nét, thần thái Chức năng bình luận bị tắt ở Tượng Kim Cang Hộ Pháp gỗ sắc nét, thần thái

Tượng Phật Tuyết Sơn – Thời kì tu khổ hạnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Tượng Phật Tuyết Sơn minh họa cho thời kì tu khổ hạnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tượng Tuyết Sơn bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVII tại các chùa vùng Đồng bằng Bắc bộ Việt Nam, trong đó tiêu biểu là các chùa: Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Keo (Thái Bình), chùa Mía, chùa Trăm Gian, chùa Tây Phương (Hà Tây cũ)…. Trước thời điểm đó các chùa còn tồn tại đến nay đều không thấy có tượng Tuyết Sơn.

Tượng Tuyết Sơn minh họa thời kì tu khổ hạnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong núi tuyết (Giai đoạn thứ 2). Ngoài ra, Phật Thích Ca còn có 3 hình tượng  khác – miêu tả cho 3 gia đoạn khác nhau, đó là:

  • Tượng Thích Ca sơ sinh: hình tượng một cậu bé tay chi thiên tay chỉ địa
  • Tượng Thích Ca thuyết pháp: được tạc theo điển Đức Thích Ca đã thành Phật – ngồi trên tòa sen, mặc áo pháp, một vai để trần, hai bàn tay bắt ấn Tam muội, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư, và mặc cà sa
  • Tượng Nhập Niết Bàn: Đức Thích Ca lúc đã vào cõi siêu trần, tư thế nằm nghiêng sườn bên phải, cánh tay chống lên đỡ lấy đầu, mắt lim dim.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Sự tích Phật Tuyết Sơn
    • Tại sao lại gọi là Phật Tuyết Sơn?
  • Hình tượng Phật Tuyết Sơn
  • Một số hình tượng Phật Tuyết Sơn nổi tiếng tại Việt Nam
  • Bài trí tượng Phật Tuyết Sơn trong chùa
  • Cơ sở tạo tác tượng Phật Tuyết Sơn
  • Thông tin liên hệ

Sự tích Phật Tuyết Sơn

Theo Phật tích, khi thái tử Tất Đạt Đa lìa bỏ gia đình đi tìm con đường giải thoát, đã trải qua việc tu học với nhiều vị thầy. Năm 29 tuổi, Ngài tìm lên núi tuyết, tự mình tu tập khổ hạnh sáu năm, mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng, khiến cho thân thể suy kiệt. Tu khổ hạnh là một trong các phương thức tu tập của Bàlamôn nhằm đạt chứng ngộ chân lý thượng đế, vươn lên thế giới tinh thần sáng láng. Ngài chấp nhận những cực hình thể xác để đạt giải thoát tinh thần. Trong trạng thái đó, thân thể ngài gầy gò, tiều tụy nhưng không lay chuyển được cái chí kiên cường của ngài. Đến năm thứ bảy thì ngài đắc đạo, từ bỏ khổ hạnh mà đạt đến giác ngộ để thành Phật.

Tuong Phat Tuyet Son

Tại sao lại gọi là Phật Tuyết Sơn?

Dãy núi Himalaya – nơi Ngài tu khổ hạnh là dãy núi cao nhất hành tinh, có 14 đỉnh núi cao nhất thế giới (trên 8.000 m), trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanmar và Afghanistan. Tên gọi Himalaya mang ý nghĩa “nơi ở của tuyết” nên thường được gọi là Tuyết Sơn. Vì thế tượng được mang tên Tuyết Sơn và danh hiệu đó được dùng cho thời kỳ khổ hạnh.

Day Himalaya
Núi Himalaya

Hình tượng Phật Tuyết Sơn

Trong giai đoạn thế kỷ XVII, đạo Phật có điều kiện phát triển trở lại, tượng Phật Tuyết Sơn bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này.

Tượng Tuyết Sơn được tạc dưới dạng một người khắc khổ, gầy gò, ngồi trong tư thế tự nhiên thoải mái, đầu hơi nhô về phía trước, chân phải gấp ngang đặt áp sát bệ ngồi, chân trái chống thẳng, tay phải gấp thước thợ, đặt úp bàn tay lên đùi, tay trái hơi gấp, đặt cẳng tay lên đùi. Tượng chỉ khoác hờ mảnh áo trên vai trái, để lộ dường như cả bộ xương với những nếp nhăn, vặn trũng xuống. Đầu tượng là một khối căng tròn, khuôn mặt xương xương, hốc mắt và gò má lõm làm nổi khối đầu, chứa chất một sức sống mạnh mẽ.

Tuong Phat Tuyet Son

Có lẽ đây là hình tượng Phật Tuyết Sơn gần gũi đối với người dân Việt, bao năm chịu đói khổ, tuy là tạo hình một vị tu hành sắp thành Phật nhưng lúc này là giai đoạn tu khổ hạnh của ngài nên thân hình gầy gò, ốm yếu. Tượng xuất hiện trong chùa trước hết là để ghi lại dấu ấn cuộc đời tu hành của đức Phật Thích Ca, thứ hai là để nhắc nhở nhà sư và phật tử cách thức tu hành rằng dù khó khăn gian khổ thế nào cũng không thắng được ý chí của con người, có đói khổ cũng phải giữ được thân tâm trong sạch, không để các cám dỗ vật chất làm lu mờ ý chí.

Nghệ nhân xưa đã nắm rất vững giải phẫu cơ thể để sắp xếp, cấu tạo chuẩn xác cho tượng. Các nếp quần áo đổ dồn xuống dưới, như tăng vẻ tiều tụy của tượng, nhưng vẫn nhận thấy sự suy tư thanh thản trong ánh mắt xa xăm và toàn thân tĩnh tại, ung dung. Toàn thân tượng được sơn màu nâu đen, lấy bóng tối của khối hình để nổi lên trên toàn cảnh vàng son và khẳng định sự từ tâm nhà Phật, gợi cái chết hình thức để tôn cao cái sống bản thể.

Do khi đó Ngài chưa đắc đạo, chưa phải là Phật nên tượng Tuyết Sơn không ngồi trên tòa sen.

Một số hình tượng Phật Tuyết Sơn nổi tiếng tại Việt Nam

– Tượng Tuyết Sơn tại Chùa Keo (Thái Bình) có tính chất nhân trắc học, đáp ứng được sự tích. Từ xương sườn, xương quai xanh, bánh chè, đầu gối, mỏ ác đều thể hiện tài đức của ông. Môi mỏng thể hiện tài thuyết pháp, mắt thể hiện sự nhìn xa trông rộng và đầu thể hiện tư duy lớn. Pho tượng này có niên đại khoảng 400 năm.

– Tượng Tuyết Sơn ở chùa Trăm Gian: đây là một trong những pho tượng Tuyết Sơn đẹp nhất, và cũng là pho tượng đẹp nhất chùa Trăm Gian, thể hiện tài năng điêu khắc của các nghệ sĩ dân gian xưa. Các khớp xương, mạch máu nổi lên dưới da, móng tay dài, xương chân tay hiện rõ. Hốc mắt sâu, má hóp… rất đúng giải phẫu.

– Pho tượng Tuyết Sơn tại Chùa Bút Tháp là một kiệt tác của thế kỷ 17. Tượng Tuyết Sơn cao toàn bộ 222cm, còn gọi Tây Thiên Đông đô lịch đại tổ, trình bày chân dung Thái tử Tất Đạt Đa khi đi tu ép xác ở núi tuyết, cơ thể, mặt mày rõ ràng đau khổ.

– Pho tượng Tuyết Sơn tại chùa Tây Phương, phải nói đây là một kiệt tác điêu khắc gỗ. Pho tượng tạc người trong dáng ngồi, đen sẫm, khoác áo cà sa mỏng, mắt trũng sâu, thân hình khô đét, tay chân gầy khẳng khiu có thể nhìn thấy rõ những xương sườn nhô ra nhưng khuôn mặt vẫn toát ra vẻ đăm chiêu suy tưởng.

Tuong Tuy Son Chua Tay Phuong
Tượng Tuyết Sơn tại chùa Tây Phương

Bài trí tượng Phật Tuyết Sơn trong chùa

Tượng Tuyết Sơn trong các ngôi chùa Việt thường ở trong thượng điện, ở vị trí bên phải hoặc bên trái ba pho tượng Tam thế, như ở chùa Bút Tháp tượng Tuyết Sơn được bày ở gần tượng Quan Âm Tọa Sơn phía bên tay trái từ cửa nhìn vào và thấp hơn bộ tượng Tam Thế. Còn ở chùa Keo (Thái Bình), tượng Tuyết Sơn được xếp ở gian bên phải nhìn từ cửa chính vào trong thượng điện; ở chùa Mía tượng lại không được bày trong Thượng Điện mà được bày ở nhà Hậu đường cùng với ban thờ Mẫu, Quan Công, Động Nam Hải; ở chùa Tây Phương cũng có cách bày khác hẳn so với các chùa trên, đức Thích Ca thành đạo được thay bằng tượng Tuyết Sơn.

Thông thường, trong Phật Điện lớp thứ ba là bộ tượng Nhất Phật nhị Tôn giả gồm có tượng đức Thích Ca thành đạo ở giữa, bên trái là tổ thứ nhất Ca Diếp Tôn Giả và bên phải là tổ thứ hai A Nan Dà Tôn Giả. Như vậy có thể thấy tượng Tuyết Sơn được bày theo nhiều cách phù hợp với kích thước và kiến trúc từng ngôi chùa và được bày thấp hơn với các tượng Phật đã thành đạo và tượng Phật Tam Thế.

Bai Tri Tuong Tuyet Son

Xem thêm: Tượng An Nan – Ca Diếp 

Cơ sở tạo tác tượng Phật Tuyết Sơn

Tượng Tuyết Sơn ở thế kỷ XVII – XVIII thường được tạo tác bằng các chất liệu quen thuộc giống với các tượng Phật Giáo thời kỳ này, thông thường giai đoạn này tượng thường được làm bằng gỗ phủ sơn hoặc là đất giã với vôi, giấy dó rồi đắp phủ sơn.

Đối với tượng gỗ phủ sơn: Tượng gỗ cổ truyền đều là tượng thờ vì thế hầu như chỉ được làm bằng gỗ mít. Các đồ thờ bằng gỗ như hoành phi, câu đối, hương án, ngai, bài vị … sau khi tạo dáng đều sơn thếp vì thế đều phải làm những loại gỗ ưa sơn như mít, giổi, mỡ… mà tuyệt đối không làm bằng các loại gỗ tư thiết (đinh, lim, sến, táu), tuy bền nhưng lại rất kỵ sơn, chỉ một thời gian ngắn sẽ làm cho sơn bong ra.

Để tạc tượng gỗ, người ta thường đốn những cây mít già, ngâm vài tháng sau đó bóc vỏ rồi pha cắt theo kích thước của tượng. Nếu thân cây gỗ vừa với cỡ tượng thì người thợ chỉ việc đẽo bỏ đi những chi tiết nhô ra nhiều (như thế tay tượng Tuyết Sơn chùa Tây Phương) thì phải ghép nối cốt của pho tượng, lại gắn sơn sống vào những chỗ ráp nối cho liền khối. Có khối lượng ổn định sau đó tiến hành tạc theo mẫu: tượng tạc xong rồi mới chuyển sang khâu sơn thếp.

Tại Xưởng Đồ Thờ Đức Hiệp, các nghệ nhân đã liên hệ các hình ảnh cấu trúc cơ thể con người thực tế để tạc nên những tác phẩm tượng Tuyết Sơn sống động của đường nét, cấu trúc cơ khối giống với cấu trúc con người ngoài đời. Chúng tôi nhận đặt hàng theo yêu cầu hoặc mô phỏng các mẫu tượng Phật Tuyết Sơn nổi tiếng.

Xuong Do Tho Duc Hiep 01
Xưởng tạo tác ĐỒ THỜ ĐỨC HIỆP

Thông tin liên hệ

Xưởng Đồ Thờ Đức Hiệp

HOTLINE: 0982591046 – 0982591046

Địa chỉ xưởng: Ngã tư Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội

Văn phòng: Ô 16, Liền kề 7 KDT Tân Tây Đô – Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề

  • Bộ Tam Thánh Phật Thỉnh tượng Tây Phương Tam Thánh ở đâu giá tốt?
  • Tượng Tôn Ngộ Không vẻ đẹp tâm linh từ gỗ chất lượng
  • Tượng Phật vẽ gấm mới mang phong cách đài loan Tượng Phật vẽ gấm mới mang phong cách đài loan
  • Tuong Duc Ong Duc Thanh Hien 2 Cách Nhận Diện Pho Tượng Phật Đẹp Theo Kinh Nghiệm Của Nghệ Nhân
  • Hướng dẫn sắm lễ và bài văn khấn an vị bát hương chuẩn nhất Hướng dẫn sắm lễ và bài văn khấn an vị bát hương chuẩn nhất
  • Mẫu tượng Phật gỗ đẹp

Logo Do Tho Duc Hiep Son Dong

  • 𝑺𝒉𝒐𝒘𝒓𝒐𝒐𝒎: Liền kề 7 – Ô 16 – Khu Đô Thị Tân Tây Đô – Đan Phượng – Hà Nội
  • Xưởng sản xuất: Làng nghề Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
  • Hotline 1: 0982591046
  • Hotline 2: 0982591046
  • dothoduchiep@gmail.com
Về chúng tôi
  • Giới thiệu
  • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Lịch sử hình thành
  • Liên hệ
Chính sách hỗ trợ
  • Chính sách và quy định chung
  • Chính sách giao hàng
  • Chính sách đổi trả hàng
  • Chính sách bảo mật
Kết nối với chúng tôi
  • Facebook
  • Youtube
  • Twitter
  • Tiktok
  • Nhắn tin qua Zalo
  • Nhắn tin qua Facebook
  • 0982591046
  • 0982591046
Copyright 2021 © Đồ Thờ Đức Hiệp All rights reserved.
  • Danh mục sản phẩm
    • Tượng Phật Tam Bảo
      • Tượng Tam Thế Phật
      • Tượng Tây Phương Tam Thánh
      • Tượng A Di Đà
      • Tượng Di Lặc
      • Tượng Thích Ca Mâu Ni
      • Tượng Phật Bà Quan Âm
      • Bộ tượng Quan Âm và Thế Chí
      • Tượng A Nan Đà – Ca Diếp
      • Tượng Văn Thù – Phổ Hiền
      • Tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay
      • Tượng Chuẩn Đề
      • Tượng Dược Sư
      • Tòa Cửu Long
      • Tượng Tuyết Sơn
    • Tượng Phật Nhà Tổ
      • Tượng Phật Nhập Niết Bàn
      • Tượng Địa Tạng Vương
      • Tượng Đạt Ma Sư Tổ
      • Tượng Đức Ông
      • Tượng Đức Thánh Hiền
      • Tượng Hộ Pháp
        • Tượng Hộ Pháp Trừng Ác
      • Tượng Thổ Địa
      • Tượng Thập Bát La Hán
      • Tượng Thập Điện Diêm Vương
    • Đồ Thờ – Tượng Phật Sơn Ta Lối Cổ
      • Đồ Thờ Sơn Ta Lối Cổ
      • Tượng Phật Sơn Ta Lối Cổ
    • Không Gian Thờ – Phòng Thờ Đẹp
      • 1 gian
      • 3 gian
    • Bàn Thờ Đẹp
      • Sập Thờ
      • Bàn Thờ Án Gian
      • Bàn Thờ Ô Xa
      • Chấp Tải
      • Bàn Thờ Thần Tài
    • Hoành Phi – Câu Đối – Cửa Võng
      • Hoành Phi – Câu đối
      • Cuốn thư
      • Cửa võng
    • Đồ Thờ Cúng
      • Bài vị thờ
      • Bát Bửu – Chấp Kích
      • Bộ Đồ Thờ
      • Bộ Đài Thờ
      • Bình Hoa
      • Đài Nến
      • Đôi Hạc
      • Mâm Bồng
      • Ống Đựng Nhang
      • Hòm Công Đức
      • Khung ảnh thờ
      • Ngai Thờ
    • Điện Tam Tứ Phủ
    • Tượng Nhà Mẫu
      • Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu
      • Tượng Tôn Ngộ Không
      • Tượng Ngọc Hoàng
      • Tượng Nam Tào – Bắc Đẩu
      • Tượng Ngũ Vị Tôn Quan
      • Tượng Tứ Vị Chầu Bà
      • Tượng Ông Hoàng
        • Tượng Ông Hoàng Mười
        • Tượng Ông Hoàng Bảy
        • Tượng Ông Hoàng Bơ
      • Tượng tứ phủ thánh cô
      • Tượng Cô Cậu
      • Tượng trần triều
      • Tượng chúa sơn trang
    • Tượng Chân Dung
  • MENU CHÍNH
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Công trình đã thực hiện
    • Công trình, sản phẩm Đồ Thờ Đức Hiệp đã hoàn thành
    • Phục Chế, Tô Lý đồ thờ tượng Phật lối cổ
  • Thiết kế nội thất không gian thờ
    • Thiết Kế Điện Thờ
    • Thiết Kế Đền Thờ
    • Thiết Kế Nhà Thờ Họ – Tư Gia
    • Nội Thất Phòng Thờ
  • Tin tức
  • Văn khấn cổ truyền
  • Liên hệ

Đăng nhập

Quên mật khẩu?