Tượng Phật có nên sơn son thếp vàng hay không? Tượng Phật sơn son thếp vàng là sản phẩm mang tính truyền thống cao, quý khách hàng có thể rất dễ bắt gặp những bức tượng phật được sơn son thếp vàng tinh xảo, có mặt tại nhiều địa điểm tâm linh.
Tìm hiểu sơn son thếp vàng là gì?
Sơn được sử dụng trong sơn son thếp vàng là loại nhựa cây Sơn được để lắng cặn từ 3-4 tháng. Cây sơn có ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Có thể là sơn tự nhiên hoặc sơn trồng để thu hoạch. Thời gian trồng cây sơn rất lâu thường kéo dài ít nhất là 3 năm từ khi gieo hạt tới lúc lấy được nhựa. Mỗi lớp được sử dụng với mục đích riêng, lớp lỏng trên cùng có màu nâu được gọi là sơn mặt dầu là lớp sơn tốt nhất.
Mỗi tầng sơn, lớp sơn được sử dụng với mục đích khác nhau và phù hợp với từng loại đồ thờ cúng hay tượng riêng. Hiện nay, ngoài sơn từ nhựa cây Sơn gọi là sơn ta thì khách hàng có thể yêu cầu xưởng sản xuất dùng sơn công nghiệp với chi phí rẻ hơn mà vẫn đảm bảo độ bền và thẩm mỹ.
Tham khảo: Tượng Phật sơn son thếp vàng Sơn Đồng
Thếp vàng chỉ công việc dán lớp vàng lá hoặc vàng quỳ lên bề mặt các loại pho tượng phật. Vàng được dát thật mỏng tạo thành màu vàng tự nhiên, có ánh kim bắt mắt và sang trọng.
Quy trình sơn son thếp vàng tại làng nghề Sơn Đồng – Hoài Đức
Quy trình thếp vàng thành hay bại sẽ quyết định yếu tố thẩm mỹ của sản phẩm. Do đó, việc sơn thếp không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm mà còn cần cả công cụ và nguyên liệu tốt.
Quy trình thếp vàng lần lượt trải qua 3 bước là hom, cầm và thếp. Trước tiên, nghệ nhân phải xử lý phần thô của pho tượng cho nhẵn bóng, sau đó phủ lên một lớp sơn dày để ngăn chặn sự nứt gãy của gỗ, lớp sơn này được gọi là hom.
Quá trình hom một sản phẩm cũng khá phức tạp và mất nhiều thời gian với những yêu cầu nghiêm ngặt. Thứ nhất, loại sơn dùng để hom phải là sơn ta được cắt từ cây. Thứ hai, nghệ nhân phải hom từ 1 đến 3 nước sơn cho tới đi đạt yêu cầu, sau đó tiến hành mài và lót thêm 5 đến10 nước sơn cuối. Tùy theo mùa và tình hình thời tiết mà thời gian khô của các lớp sơn có sự khác nhau.
Trung bình, thời gian sơn lớp sơn đầu tiên đến khi hoàn thiện lớp cuối cùng sẽ mất khoảng 15 ngày. Trước khi mang đi thếp vàng, sản phẩm còn được phết một lớp sơn cầm để khóa.
Nếu như các khâu hom và cầm khá phức tạp thì phết vàng lại là công đoạn vô cùng thú vị. Để dát vàng lên những pho tượng, người thợ phải có lá quỳ – loại lá đặc biệt được làm từ giấy dó, quét lên một loại mực làm từ nhựa thông, mùn cưa, hồ và keo da trâu. Vàng sau khi được nấu chảy, đổ khuôn thành phiến mỏng sẽ được cho vào giữa lá quỳ đánh dẹt để thành lá vàng mỏng hơn nữa.
Một chỉ vàng trung bình dập thành một nghìn tờ giấy, nếu đem trải ra sẽ có diện tích hơn 1m2. Lá vàng sau khi đập dập, gỡ và cắt nhỏ được xếp xen kẽ vào giữa lá quỳ. Nhiệm vụ của người thợ là phải cầm lá quỳ sao cho lá vàng dính vào giấy, sau đó dán lên sản phẩm nhưng không được dí tay. Cuối cùng, nghệ nhân dậm vàng (hay lau vàng) một cách tỉ mỉ để sản phẩm không bị rạn và mất đi độ bóng.
Tham khảo quy trình sơn son thếp vàng chi tiết tại:
Tượng Phật có nên sơn son thếp vàng không?
Tượng phật có nên sơn son thếp vàng hay không chỉ thể hiện quan niệm nhân sinh, tư duy thẩm mỹ, bàn tay tài hoa của cha ông mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử, nghệ thuật, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng…
Tượng Phật được làm với rất nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, đá, đồng…. Với xu thế phát triển hiện nay tượng gỗ được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Vì độ tinh xảo, ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà nó mang lại, bên cạnh đó độ bền cũng là ưu điểm của tượng gỗ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở chế tác tượng phật. Không có gì gọi là nên hay không nên cả. Tùy theo nhu cầu và sở thích của mỗi người mà có thể lựa chọn tượng mẫu mã, kiểu dáng, sơn son thếp vàng hay mạ vàng, dát vàng phù hợp.
Xem thêm: Đồ thờ sơn son thếp vàng có phải dùng vàng thật không?
Địa chỉ thỉnh tượng Phật sơn son thếp vàng
Xưởng Đồ Thờ Đức Hiệp là một xưởng sản xuất nằm trong làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có từ rất lâu thuộc xã Sơn Đồng – huyện Hoài Đức – Hà Nội .Tiếp nối truyền thống cha ông, lưu truyền và phát huy nét tinh hoa của làng nghề, Xưởng Đồ Thờ Đức Hiệp ra đời nhằm đem lại cho quý khách những sản phẩm chất lượng cao nhất, mẫu mã phong phú, giá cả hợp lí..
Sản phẩm của Đồ Thờ Đức Hiệp khác biệt với những cơ sở sản xuất khác từ hoa văn họa tiết thẩm mỹ, cũng như chất liệu sơn son Thếp Vàng.
Với đội ngũ tạc tượng tay nghề cao, Đồ Thờ Đức Hiệp đã góp phần thi công làm đẹp hàng trăm chùa, đình, điện thờ….khắp đất nước .
Thợ trạm đồ nét được đào tạo học hỏi kế thờ kinh nghiệm của ông cha. Những mẫu Bàn thờ đẹp, cửa võng, chiều châu, hoành phi câu đối..với hoa văn, kỹ thuật đỉnh cao.
Đồ Thờ Đức Hiệp
HOTLINE/ZALO: 0982591046
Địa chỉ: Ngõ 31, ngã tư Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội