Nguồn gốc của Tết Thanh Minh
Tết Thanh Minh có nguồn gốc từ nên văn hoá Trung Hoa cổ đại. Phong tục văn hoá này được diễn ra ở một số nước Phương Đông. Ngoài ra, ngày tết này còn được gọi là Tiết Thanh Minh. Đây là một tiết khí thuộc hai mươi tư tiết khí theo lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam….
Ở Việt Nam ngày lễ này được diễn ra từ thời nhà Lý. Nhưng phong tục này được cải biên để phù hợp với văn hoá của người Việt ta. Theo như lịch của Trung Quốc nên có nhiều người hiểu lầm. Ngày tết này được tính theo lịch âm như những lễ hội khác trong một năm.
Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là loại lịch có cả âm lẫn dương. Nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại thì được tính theo vị trí Trái Đất. Trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo xoay quanh hệ mặt trời. Nếu lấy điểm Xuân làm gốc 0o (kinh độ mặt trời) thì điểm diễn ra sẽ ở vị trí kinh độ mặt trời 15o.
Ngày tết này được tính theo cách tính dương lịch hiện đại. Vì thông thường sẽ bắt đầu vào ngày mồng 4 – 5 tháng 4 dương lịch theo từng năm.
Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày nào?
Vào ngày 4 tháng 5 hàng năm là thời điểm thời tiết đẹp nhất năm nên rất phù hợp với việc thực hiện nghi lễ. Mang lại không khí tâm linh trong công việc lẫn đời sống của con người.
Mặc dù ngày này không phải là lễ tết lớn. Nhưng lại gắn liền với nền văn hoá, đạo đức, bổn phận con người Việt Nam. Là ngày con cháu tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, thế hệ những người đi trước.
Năm 2022 ngày tết sẽ bắt đầu từ thứ 2 tức ngày mồng 4 tháng 4 năm 2022 dương lịch. Và kết thúc vào ngày 20 tháng 4 năm 2022.
Theo lịch âm thì ngày tết này bắt đầu vào ngày 3/3/2022 âm lịch. Đây là phong tục truyền thống thiêng liêng cao quý. Bởi các con cháu người Việt Nam sẽ tổ chức hành hương, tảo mộ, dọn các phần mộ của tổ tiên ông bà. Bày tỏ lòng thành kính, đạo hiếu với người đã khuất.
Ý nghĩa Tết Thanh Minh
Là người dân Việt Nam ngày tết là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, nguồn cội. Dù ai đi ngược về xuôi thì đến ngày lễ cũng cố gắng về với gia đình. Cùng mọi người đi tảo mộ, cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới. Đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.
Công việc chính của tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho sạch sẽ. Khi đi chúng ta mang theo xẻng, cuốc, lưỡi liềm để dọn cỏ, đắp lại nấm mồ cho đầy đặn. Ngôi mộ lâu ngày mọc lên cỏ dại, đất do mưa mà lún sụt, chuột đào hang ở.. như vậy sẽ phạm tới linh hồn người đã mất.
Ngày nay, đa số các phần mộ đều được xây dựng bằng gạch, bằng đá kiên cố. Nên việc tảo mộ cũng sẽ đơn giản hơn, chỉ những ngôi mộ quá cũ, xuống cấp thì con cháu cùng chung tay cải táng phần mộ. Trước khi cải táng nên dâng lễ như hoa quả, thắp nhang, đốt vàng mã cho linh hồn người đã khuất. Cuối cùng chúng ta về nhà làm mâm cỗ cúng gia tiên.
Vào ngày này các khu nghĩa trang trở nên đông đúc bởi lượt người ra vào viếng thăm mộ rất nhiều. Một hành động đẹp, lòng hiếu thảo của người Việt Nam được lưu giữ muôn đời.
Ngày tết còn là nét đẹp văn hoá của người Việt thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Chúng ta cũng nên tu dưỡng đạo đức, đề cao chữ hiếu, chăm sóc cha mẹ, ông bà. Những món quà ý nghĩa cầu chúc cho cha mẹ sống lâu, ông bà sống thọ sẽ hơn gấp nhiều lần việc xây nấm mồ. Như vậy ngày lễ tết thanh minh mới càng thêm ý nghĩa hơn.