Định nghĩa Tết Hàn Thực
Về phía Giới Tử Thôi cũng không hề oán trách. Cho rằng phò tá vua là trách nhiệm, là nghĩa vụ của bề tôi chứ không màng danh lợi. Khi ông về già ông lẳng lặng về quê, đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn, sống những ngày tháng bình yên, an lạc.
Mãi sau vua Tấn Văn Công nhớ ra người phò tá mình. Bèn sai người đi tìm Tử Thôi, một người không màng vinh hoa phú quý. Thế nhưng Giới Tử Thôi nhất quyết không chịu quay về lĩnh thưởng. Nhà vua bèn ra lệnh đốt rừng để thúc ép Tử Thôi xuất hiện. Không ngờ rằng, Tử Thôi là người kiên định đã cùng mẹ chịu cảnh chết cháy trong rừng.
Nhà vua vô cùng thương xót và hối hận hành động của mình. Ngài đã lập miếu thờ Tử Thôi trên núi và núi này gọi là Giới Sơn. Nhà vua hạ lệnh trong dân gian kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ lạnh nguội đã nấu trước để bày tỏ lòng tưởng nhớ.
Từ ngày 3 đến mồng 5 tháng 3 âm lịch, người dân Trung Quốc tổ chức lễ tưởng nhớ vị hiền sĩ Giới Tử Thôi. Đồ cúng chuẩn bị từ ngày hôm trước vì lệnh không được đốt lửa. Cái Tết Hàn Thực được ra đời từ đó.
>>Bạn có biết:Những điều cần biết khi đi chùa vào mùa xuân
Mặc dù cái tết được bắt nguồn từ truyền thuyết của Trung Quốc. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam thì ngày tết này mang ý nghĩa tâm linh khác. Phong tục cúng ngày tết này cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với văn hoá của người Việt. Tết Hàn Thực nay được hợp nhất hoá với tết bánh trôi, bánh chay. Nết đặc trưng văn hoá, lối sống riêng của người Việt trong ngày này người dân không kiêng lửa, mọi việc bếp núc diễn ra bình thường.
Tết Hàn Thực ở Việt Nam cũng không cúng chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao người đã khuất.
>> Tìm hiểu thêm: Văn khấn lau dọn bàn thờ, bao sái bàn thờ