Nghe tiếng gió thổi rít mang hơi lạnh về báo hiệu ngày cuối năm rất gần. Bên cạnh việc trang trí, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị sắm Tết Nguyên Đán. Thì người Việt ta còn có phong tục rất đẹp đó chính là đi tảo mộ. Rất nhiều còn chưa hiểu tảo mộ là gì? Tảo mộ vào ngày bao nhiêu? Hiểu được thắc mắc đó Đồ Thờ Đức Hiệp mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Khái niệm tảo mộ
Tảo mộ là một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam. Tục lệ này không chỉ thể hiện lòng hiếu thảo mà còn thể hiện sự kính trọng của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, các bậc sinh thành.
Vào dịp Tết đến xuân về chúng ta được nhìn thấy hoạt động quét dọn phần mộ, nhổ những cỏ dại của những người thân đã mất trong gia đình. Hành động đó được gọi là tảo mộ.
Đây còn là dịp để gia đình quây quần, ổn lại kỷ niệm. Đồng thời nhắc nhở nhau phải ghi nhớ công ơn của ông bà, tổ tiên, từ đó phấn đấu trong học hành, công việc để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình.
Tảo mộ vào ngày bao nhiêu
Khi nào thì đi tảo mộ? Quan niệm của người Việt ta khi bước sang một năm mới thì mọi điều cần mới mẻ, khang trang. Chính vì thế nên ngay cả phần mộ của người đã khuất cũng vậy. Họ thường tiến hành vào khoảng thời gian từ ngày 20 đến 30 tháng chạp âm lịch.
Có những dòng họ lớn còn quy định ngày tảo mộ để các con cháu cùng thực hiện trong một ngày trang nghiêm nhất.
Khi đi chúng ta cần mang theo những đồ sau:
- Xẻng, cuốc để đắp lại phần mộ bị nún sụt đất.
- Mang chổi, khăn lau để quét, lau dọn phần mộ, nhổ cỏ
- Bật lửa
- Hương
- Hoa quả
- Đĩa, trầu cau, rượu
- Chè
- Nước
- Giấy ngũ sắc, vàng mã.
Khi đi vào mộ chúng ta cần xem kỹ phần mộ có bị tổ mối hoặc kiến, chuột đào hang, phá hoại hay không. Nếu thấy có những hiện tượng này cần tiến hành xử lý ngay.
Lưu ý khi đi tảo mộ
-
Nên đi vào buổi sáng dịp cuối năm, tránh vào những ngày trời u ám để tránh được nhiễm khí lạnh ảnh hưởng tới sức khoẻ.
-
Tuyệt đối không nên đùa giỡn, cười nói to khi đi thăm mộ.
-
Nên ăn mặc lịch sự, trang trọng để thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính với những người đã khuất.
-
Sau khi đi tảo mộ về, bạn cần tắm giặt sạch sẽ để loại bỏ hàn khí, bụi bẩn.
-
Trước khi tiến hành dọn dẹp phần mộ, người chủ gia đình hoặc người lớn tuổi cần thực hiện thắp nhang, đèn xin phép và đọc văn khấn tảo mộ cuối năm. Trong khi đợi hương tàn, con cháu có thể tiến hành dọn dẹp phần mộ và khi nhang cháy được 2/3 thì gia chủ có thể tiến hành hóa vàng và xin thụ lộc.