Ở các tượng Phật Việt, tạo hình phần hậu tượng hầu như ít được chú trọng bởi lẽ ngôi chùa Việt đặc biệt đông đảo. Do vậy nếu các tượng đều được tạc phần hào quang phía sau thì sẽ che mất các tượng đặt lớp sau. Do đó chỉ có một số pho được tạc khắc hào quang. Thực tế vành hào quang là vành tay của tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.
Hình thức vành tay phía sau lưng tượng Quan Âm cũng chỉ sau thế kỷ 17 mới trở nên phổ biến. Còn các tượng Quan Âm thế kỷ 16 hoàn toàn không có. Vành hào quang – tay nhìn chung chỉ có một số dạng loại cơ bản gồm hình tròn và hình cung nhọn đầu. Chiếc vành này thường thì được làm rời hẳn ra, giống như một chi tiết tạo nền của toàn bộ pho tượng.
Như tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, chùa Bút Tháp sau khi ra đời vào thế kỷ 17 đã trở thành mẫu hình cho thể loại tượng này. Việc thiết kế vành tay/hào quang cũng có quy định riêng. Kích thước đường kính của vành tròn này chỉ vượt ra ngoài độ vươn xa nhất của những lớp tay hai bên sườn của Quan Âm mỗi bên khoảng nửa đến một đầu.
Cách tính đường kính của vành hào quang là bằng với chiều cao của thân tượng cộng với đài sen. Nếu tượng có tầng đầu thì sẽ bằng toàn bộ chiều cao của thân tượng đến hết đỉnh của tầng đầu. Kích thước này sẽ ôm trọn toàn bộ hình thể của pho tượng giống như một bố cục tam giác nội tiếp trong vành tròn. Đây là hình ảnh đẹp nhất để tạo ra sự viên mãn giữa hình thể bên trong và ngoài nếu nhìn pho tượng từ phía chính diện.
Việc ghép tay nhỏ trên vành tay, hào quang tượng trưng cho số lượng tay đầy đủ của Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Đồng thời có cách tạo hình như ánh sáng được toả ra từ thân thể Phật. Việc ghép tay phải được tính toán chuẩn xác. Vành tay, hào quang này thường được tạo tác độc lập so với pho tượng. Để cách lưng tượng chừng 20cm đến 40cm tuỳ theo tỷ lệ của pho tượng đó là lớn hay nhỏ.
Do vành tay nhỏ này đôi khi chỉ có tính chất tượng trưng cho 1000 tay. Đồng thời là cách dân gian biểu thị đó là vành hào quang của Phật. Số lượng tay của những đôi tay này không hoàn toàn có tính chất thống nhất. Các vành dùng để ghép tay là những vòng tròn đồng tâm. Trên các vành đó, người ta đục mộng cách nhau từ 5cm đến 7cm.
Khoảng cách giữa cánh tay trên vành cũng hết sức linh hoạt. Tuỳ theo người nghệ nhân muốn tạc dày hay mỏng vành tay. Họ có thể ghép các tay này theo lối so le, hoặc thẳng hàng theo vành từ trong ra ngoài. Nếu ghép so le thì các lớp tay có cảm giác dày hơn. Nhưng nếu ghép thẳng hàng thì khoảng cách giữa những cánh tay nhỏ này cũng phải gần nhau hơn, khiên cho vành tay đỡ thưa.
Cách chạm khắc những tay nhỏ này tuân theo một dạng. Thế tay khum như ấn thí nguyện và không có tay cầm bảo pháp. Ở một số tượng Quân Âm hiện đại, người ta có chạm thêm một số tay cầm bảo pháp. Lấy theo mẫu hình Trung Hoa như pho tượng ở chùa Xa La – Hà Đông. Tuy nhiên, với các tay nhỏ này cũng có hai dạng chạm khác nhau. Một loại chỉ chạm đến cánh tay, một loại chạm cả khuỷ và cánh tay trên.
Tượng Phật Việt nếu chạm cả khuỷ tay như tượng chùa Huyền Kỳ, chùa Mễ Sở. Thì các lớp tay này đã tạo nên một độ dày nhất định đối với vành tay phía sau. Còn đối với chùa Bút Tháp thì các lớp tay nhỏ này được xếp mỏng hơn, nhưng lại được hình dung như những lớp tia sáng.
Trong các tay nhỏ có thể chạm thêm hình một con mắt trong lòng bàn tay. Nhằm tạo ra ý nghĩa kép vừa là nghìn tay cứu độ, nghìn mắt xét thấu và là nghìn ánh hào quang toả rạng. Tuy nhiên cũng có tượng không được chú ý đến chi tiết này nên không có.
Bên cạnh kiểu thức hình tròn của vành tay, còn một kiểu thức nữa là dạng hình vòng cung. Kiểu vòng cung nhọn đầu này thì không tạo thành nền cho pho tượng. Mà phía sau lưng tượng lại rỗng. Cách thức ghép những tay nhỏ này lên các vành tay này sẽ ghép xiên chéo để tạo thế vươn ra của các đôi tay. Nếu ở vành vòng cung thì người ta ghép kín cả vòng cung tay.
Nhưng nếu ở vành tròn, thì những tay nhỏ này chỉ được ghép. Bắt đầu từ vành nhỏ nhất có đường kính từ 30cm trở lên. Bán kính này cũng tuỳ theo tượng lớn hay tượng nhỏ. Vì vòng tròn không ghép tay này thường bị thân tượng che khuất nếu nhìn từ phía đằng trước vào. Do đặc điểm của các pho tượng Quan Âm này thường chỉ có không gian quan sát ba chiều.
Tượng Phật Việt vành cung có thể có thêm chiều thứ tự. Tức chạm thêm đôi tay phổ lễ phía đằng sau lưng tượng Phật. Mặc dầu vậy việc chạm khắc phía sau pho tượng cũng không được quan tâm nhiều như phía đằng trước.
Cuối cùng, vành cung hay vành tròn của những đôi tay phía sau lưng này là tuy rất lớn. Nhưng nó lại được ghép rời với phần lớn pho tượng. Nó có thể là một thành phần rời đặt sau lưng tượng như tượng chùa Huyền Kỳ. Nó cũng được ghép với chân đế của pho tượng bằng một thanh gỗ nối phía sau. Dường như không ảnh hưởng gì đến cách tạo tác của bệ tượng, hay tính chịu lực của bệ.
Ngoài tượng Quan Âm có vành hào quang – tay phía đằng sau, thì một số điêu khắc cổ của người Việt cũng có dạng thức hào quang phía sau lưng. Điển hình là ba pho tượng Tam Thế chùa Bút Tháp. Rất có thể vào thế kỷ 17, với vai trò của hai nhà sư Trung Quốc sang Việt Nam trụ trì tại chùa này Chuyết Chuyết và Minh Hành, đã đem theo những mẫu hình tượng Phật Trung Quốc sang cho những người thợ Việt.
Vành hào quang có dạng hình thuyền hơi khum khum, trên đỉnh còn được tạc con chim Kinari hai đầu. Phía ngoài cùng của thiết kế này có hình lửa. Đây là mẫu hình ít gặp trong các điêu khắc cổ của người Việt. Duy nhất tìm thấy ở tượng chùa Bút Tháp. Kiểu thức này có tính tương đồng với hậu cảnh tượng Phật có dạng lá đề. Hoặc ngọn lửa rất phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo thời Đường. Phần trọng tâm của vành hào quang là một hình tròn lớn ngay phía sau gáy của pho tượng. Các lớp bên ngoài chạm hoa lá.