Quan Âm Tọa Sơn cổ chùa Hương – Giá trị mang dấu ấn riêng, điểm nhấn tại khu di thắng nổi tiếng cả nước.
Chùa Hương – di tích quốc gia vô cùng đặc biệt. Đây là quần thể danh lam thắng cảnh và tín ngưỡng được nhiều người biết đến.
Ngoài những giá trị về thắng cảnh, không gian đa dạng. Thì nó còn hàm chứa những sự tích mang yếu tố tín ngưỡng. Cùng với đó là nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc có giá trị.
Bài viết dưới đây Đồ Thờ Đức Hiệp sẽ mang đến cho bạn những thông tin giá trị về vấn đề này.
>>>> Xem thêm: Thờ tượng Phật Quan Âm Tự Tại mang lại những ý nghĩa gì?
Sự Tích Của Quan Âm Tọa Sơn Cổ Chùa Hương.
Chùa Hương còn tự hào là “NAM THIÊN ĐỆ NHẤT ĐỘNG”. Nơi có sự hiện diện của pho tượng độc đáo, có giá trị nổi bật. Chính là pho tượng đá Quan Âm Tọa Sơn (một trong 33 hình tướng của đức Quan âm)
Theo minh văn khắc trên tấm bia đá vuông trong động Hương tích có miêu tả. Pho tượng Quan Âm Tọa Sơn đá do võ quan Nguyễn Huy Nhật (tước Nhật Quan Hầu), và vợ là Nguyễn Thị Huệ chỉ đạo tạc. Và tượng được cung tiến năm Quý Sửu (1793) thời Tây Sơn (Cảnh Thịnh năm thứ hai).
Pho tượng được tạo tác bằng đá xanh. Với phong cách tạc tứ diện (kĩ bốn mặt) pho tượng mang phong cách tạo hình của thế kỉ 18.
Giá Trị Quan Âm Tọa Sơn Cổ Chùa Hương
Tại động Hương Tích cũng như ở chùa Hương tượng này có giá trị rất lớn. Pho tượng Quan Âm Tọa Sơn được coi là pho tượng có giá trị nhất về lịch sử và giá trị nghệ thuật. Nó tiếp nối được kĩ thuật tạc tượng trên đá, làm chủ được khả năng xử lý đặc tính của đá xanh. Đây là một chất liệu được người Việt sử dụng trong các pho tượng đá.
>>>> Tham khảo: Văn khấn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát tại gia
Hình Tướng của Quan Âm Tọa Sơn Cổ Chùa Hương
Quán Âm Tọa Sơn chính là một trong 33 thị hiện của Bồ Tát Quán Thế âm (Avalo-kitesvara). Hình tượng có dáng người thon thả, mặt hơi trái xoan, cổ cao ba ngấn đầu đội mũ Tì Lư. Nhưng lại có búi tóc và tóc mai, sau lưng cũng có hai món tóc buông xuống tà áo mềm mại.
Chỗ ngồi chính là một tảng đá xù xì, lại cũng giống như một gốc cổ thụ. Chân trái để trần, đặt lên bông sen nở, chân phải co lên, hai chân co duỗi thật nhìn rất thoải mái.
Tay trái người cầm một viên minh châu. Bên cạnh bông hoa sen dưới chân, là lá sen tỏa ra mềm mại như có gió lay động. Còn bên cạnh tay trái (vị trí tì tay) có 1 lỗ mộng vuông 3cm x 3cm. Là vị trí đặt bình cam lộ độc đáo và hiếm thấy ở các pho tượng Quan âm Tọa sơn thường thấy.
Đi cùng pho tượng chính là cặp chân đèn đá với hình tượng “Trúc hóa Long”. Đó là thể hiện sự đăng đối nhưng không lặp lại. Hai chân đèn “Trúc hóa Long” này được nghệ nhân xưa tinh tế thể hiện sự tiến hóa của cây Trúc. Phía dưới nhìn rõ cả hình ảnh của đầu Rồng. Còn phần đuôi vuốt ngược lên trên vị trí đặt nến (hoặc đèn dầu lạc). Đó là phần rễ xòe ra tạo thành hình ảnh đầu rồng cách điệu với chồi búp măng non.
Đồ Thờ Đức Hiệp có duyên được đến thăm và trực tiếp ngắm nhìn mẫu tượng Quan Âm. Và có được những tư liệu quý giá về mẫu tượng đá cổ này. Và Đồ Thờ Đức Hiệp muốn được chia sẻ những giá trị lịch sử văn hóa này đến mọi người.
Đồ Thờ Đức Hiệp hy vọng những giá trị này sẽ tiếp tự được gìn giữ và phát huy.
Tại cơ sở Đồ Thờ Đức Hiệp cũng đang có dự án nghiên cứu, xây dựng lại các mẫu tượng cổ tại chùa Hương. Và đặc biệt đó chính là mẫu Quan Âm Tọa Sơn cổ.
Vật phẩm được phát hành với sứ mệnh “Tôn vinh bản sắc Việt – tự hào truyền thống Việt”.
Nếu bạn là người muốn tìm hiểu về những giá trị cổ, muốn ngắm nhìn tượng cổ Hương Tích. Hãy ghé thăm Đồ Thờ Đức Hiệp nhé.
>>>> Xem thêm: các mẫu tượng Quan Âm Tọa Sơn cổ khác.