Người Việt Nam ta ảnh hưởng của người Trung Quốc rất là nhiều, rất nhiều thứ. Có đến 90% hoặc hơn nữa. Bởi vì chúng ta có nhiều văn hoá chung như vậy như rằm tháng riêng. Tuy nhiên có một phần đặc biệt đó là đối với Đạo Phật rằm tháng giêng có ý nghĩa sâu sắc hơn nữa. Và nó liên quan đến Phật giáo nhiều hơn nữa. Vậy trong Đạo Phật rằm tháng giêng mang ý nghĩa gì? Đối với người dân rằm tháng giêng mang ý nghĩa gì?
Rằm tháng giêng đối với Đạo Phật
Ngày xưa, thời của Đức Phật đúng ngày trăng tròn tháng giêng, Đức Phật tập hợp chư tăng. Mục đích tập hợp như vậy để nhắc nhở về giới luật. Những vị được Đức Phật gặp phần lớn là bậc thánh tăng. Trong kinh có 1250 vị, thật ra Đức Phật có rất nhiều đệ tử. Sau khi Ngài thành đạo rồi, số lượng tỳ kheo đến với Ngài liên tục trong thời gian ngắn tập hợp 1250 vị làm tiêu biểu. Ngài ngồi gốc cây Bồ đề để tu thêm 7 ngày nữa. Trong các vị này có 5 anh em của Ngài Kiều Trần Như. Tam Bảo được thành lập tại vườn Lộc Uyển. Năm người đầu tiên xuất ra của Ngài là 5 anh em Ngài Kiều Trần Như.
Rằm tháng giêng từ thời Đức Phật trở thành lễ truyền thống, được tổ chức tại Tu Viện Trúc Lâm. Tu Viện Trúc Lâm là ngôi chùa đầu tiên thời Đức Phật. Bởi lúc Ngài thành đạo là chưa có chùa, mọi cái gì ràng buộc mình phải giảm thiểu nó đi. Tu Viện Trúc Lâm là ngôi chùa đầu tiên và ở Ấn Độ.
Trong giáo pháp của Đức Phật bằng 3 câu: Không làm các điều ác, làm các hạnh lập, giữ tâm ý trong sạch.
Nếu mình giữ tâm trong sạch không khởi tâm ác, không làm việc ác. Giới luật giúp mình ngăn cản cái ác: không sát sinh, không tà hạnh, không trộm cắp.
Rằm tháng giêng đối với chúng sinh
Rằm tháng giêng âm lịch đối với người dân đi lễ chùa để cầu may mắn, bình an, hạnh phúc. Những điều nên biết khi đi lễ chùa vào ngày rằm tháng giêng.
Dân gian ta có câu: “Tháng Giêng là tháng chùa chiền”, đặc biệt ngày rằm tháng giêng là một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt. Hầu hết vào ngày này các gia đình cúng Phật và gia tiên tại nhà. Tiếp đến, người dân đi đếncác chùa để cầu mong sức khỏe bình an trong năm mới.
Tuyệt đối không làm lễ mặn khi đi lễ chùa. Thành tâm sắm lễ vật, không cần quá cầu kỳ, chủ yếu là thành tâm kính lễ. Lễ vật có thể là lọ hoa tươi, hoa quả, trầu cau, oản chay… Tại nhiều khu vực trong chùa, chỉ được đặt lễ chay. Trong số đó, lễ mặn không được đặt, nhất là ở khu vực thờ Phật chính điện.
Tuyệt đối không mang tiền vàng mã, tiền thật đi lễ chùa. Nhiều người quan niệm “trần sao âm vậy” nên khi đến chùa kính lễ vẫn mang theo rất nhiều vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ khi đi lễ chùa.
Bên cạnh đó, các gia đình khi đi lễ chùa cũng tuyệt đối không nên đặt tiền thật ở các hương án chính của điện. Những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá không đặt trên bàn thờ Phật. Bàn thờ Thánh có thể được đặt những lễ vật này.
Đi lễ là cầu bình an, hạnh phúc, sức khoẻ chứ không nên cầu tài, cầu lộc. Theo quan niệm tôn giáo của người Việt ta, Phật chỉ phù hộ bình an, an lành, sức khoẻ cho mọi gia đình chứ không giúp những điều khác.
Đầu nặm đi lễ chùa ngày rằm tháng giên. Chúng ta không nên ăn mặc hở hang, phản cảm như mặc váy quá ngắn, mặc áo lỗ, xuyên thấu…Nên mặc trang phục kín đáo, gọn gàng và có thể chọn trang phục có cùng tông màu với loại áo tràng mà các phật tử hay mặc khi đi lễ chùa, tham gia khoá tu. Màu sắc của áo thường là màu nâu, màu lam.
Đối với Phật tử, khi lễ chùa hãy mặc áo lễ, đặc biệt, khi đến cửa Phật, mọi người đi nhẹ, nói khẽ… thưa gửi với nhà sư nên chắp tay hình búp sen.
Khi đến chùa cần chú ý việc đặt lễ và hành lễ theo thứ tự. Đầu tiên là đặt lễ và thắp hương ở ban thờ Đức Ông. Kế đến, hãy đặt lễ lên hương án của chính điện, sau đó thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường như điện thờ Mẫu, Tứ Phủ. Cuối cùng đến lễ ở nhà thờ Tổ
Sau khi hạ lễ, mọi người hãy đến phòng tiếp khách của ngôi chùa thăm hỏi các vị sư trụ trì và có thể tùy tâm công đức. Tất cả tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính. Không nên đi “rải” tiền trên tất cả ban thờ, đặt vào tay tượng.