Tượng Di Lặc là pho tượng xuất hiện khá muộn trong các ngôi chùa Việt khoảng từ thế kỷ 18 trở đi dưới ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc. Di Lặc được coi là vị Phật trong thì tương lai. Do đó ông được xem là Phật của tương lai với hình tướng béo tốt, hoan hỉ, lạc quan. Hình tướng này thể hiện ra ước vọng về tương lai với ý nghĩa viên mãn cả về vật chất lẫn tinh thần.
Quan niệm rằng “Di Lặc xuất thế, thiên hạ thái bình” đo đó pho tượng được tạc phá cách với quy tắc tạo tác tượng Phật đem đến một cảm xúc hoàn toàn khác. Phật Di Lặc được tạo theo thế ngồi một chân chống, một chân khoanh, người ngả ra phía sau phô ra chiếc bụng lớn làm cho tượng trở nên thấp hẳn so với các điêu khắc tượng ngồi khác.
Tay trái tượng tì lên chiếc túi hậu thiên phồng to. Tay kia đặt úp trên đùi cầm chuỗi hạt. Thần thái quan trọng nhất của pho tượng chính là nụ cười rạng rỡ, mà người ta ví, khi vào chùa nhìn thấy Di Lặc là nghe thấy tiếng cười sảng khoái, siêu thoát.
Di Lặc trong điện Phật cũng có thể được tạc theo bộ Di Lặc Tam Tôm gồm tượng Di Lặc và hai vị bồ tát: Pháp Hoa Lâm, Đại Diệu Tường. Hai vị bồ tát này không phổ biến trong các ngôi chùa Việt.
Ngoài ra tượng Di Lặc bồ tát cũng được tìm thấy trong các bộ tượng bày hai bên thượng điện hoặc cùng vị trí với nơi bày các vị La Hán.
-
Tượng gỗ Dược Sư Tam Tôn
Tượng Dược Sư thường ít xuất hiện trong các ngôi chùa cổ. Phật Dược Sư cũng như Phật Di Lặc xuất hiện khá muộn khoảng thế kỷ 18, 19. Tượng Dược Sư thường được tạo hình như tượng Phật Thích Ca toạ thiền, nhưng trong tay cầm bát thuốc. Bộ Dược Sư Tam Tôn thì có thêm hai vị Nhật Quang bồ tát và Nguyệt Quang Bồ Tát hai bên tượng Nhật – Nguyệt quang rất dễ nhận dạng bởi tay hai vị này thường đỡ gương Nhật/ Nguyệt Ma Ni hoặc đỡ ngọn lửa tam muội.
- Tượng Thích Ca Sơ Sinh/ Thích Ca Cửu Long
Là pho tượng mô tả thời khắc đản sinh của đức Phật. Đức Phật được tạc trong hình hài một đứa trẻ đứng chụm hai chân một tay chỉ trời, một tay chỉ đất. Theo truyền thuyết Phật giáo, khi đản sinh đức Phật đã đứng dậy là bước đi bảy bước. Mỗi bước đi đều có một bông hoa sen đỡ gót chân và có chín con rồng phun nước tắm. Đến bước chân cuối cùng thì người dừng lại và nói một câu rất nổi tiếng: “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn”.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về câu nói này, nhưng có thể hiểu khác nhau về câu nói này, nhưng có thể hiểu một cách đơn giản nhất từ ngã trong câu này là “bản ngã chân tâm” tức Tâm Phật chính là điều tôn quý nhất, bất tử bất diện, là mục đích hướng đạo hướng thiện cho toàn cõi nhân gian. Trong số các tác phẩm điêu khắc tượng Phật thì toà Cửu Long là toà được chạm khắc phức tạp nhất. Ngoài pho tượng đức Phật đứng trên một toà sen ở vị trí trung tâm thì chín con rồng phun nước chầu về đức Phật làm nên sự độc đáo của tác phẩm này.
Hình tượng chín con rồng phun nước này cũng là hình tượng duy nhất có trong điêu khắc Phật giáo Việt Nam. Mà không thấy xuất hiện trong tác phẩm điêu khắc Phật giáo thế giới. Trên các tầng trời mây, một số toà cửu long lớn còn đặt vô số các tượng Phật và bồ tát mô tả về về một thế giới Phật giáo thu nhỏ. Cũng có những toà cửu long đơn giản hơn thì mô tả theo dạng biểu tượng gắn trên vành cung nhọn đầu bao quanh tượng Phật. Một số tượng Phật đạt đến mức tối giản như tượng chùa Dĩnh Lan ở Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định thì vành hào quang này chỉ còn là hình biểu tượng lá đề.
Trong những nghiên cứu khác về truyền thuyết tín ngưỡng Phật giáo bản địa Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu cho rằng pho tượng này phản ánh truyền thống và cội nguồn của người Việt. Hình tượng nhân vật trung tâm là đức Phật của người Việt. Chín con rồng phun nước là biểu tượng cửu tộc của người Việt với ý nghĩa con rồng cháu tiên.
Trong các điêu khắc tượng Thích Ca Sơ Sinh sau thế kỷ 17, thường có hai hình thức tạc tượng. Hình thức phổ thông nhất là tạc hình tượng đứa trẻ mình trần, quấn một chiếc khăn kiểu như chiếc váy ngắn có nút dây thắt trước bụng. Các tượng hiện đại thì dải khăn này vắt qua vai thắt ở phần hông – kiểu Phật giáo Nam Tông. Hình thức thứ hai là tạc tượng có đầy đủ xiêm y. Theo quan niệm dân gian thì tượng này hoặc là tượng Thích Ca thành đạo.
-
Tượng gỗ Thích Ca Nhập Niết Bàn
Là pho tượng Phật xuất hiện trong điện Phật của người Việt rất muộn khoảng thế kỷ 18, 19. Tượng mô tả Phật trong tư thế nằm nghiêng trên toà sen. Một tay xuôi theo mình, một tay chống vào gáy, tư thế thư thái. Điểm đặc biệt của pho tượng này chính là toà sen. Bình thường bông hoa sen có hình tròn làm bệ đỡ cho tất cả các tượng Phật. Nhưng riêng pho tượng này các lớp cánh sen được cách điệu tạo thành một dải sen dài theo tư thế nằm.
Pho tượng này có thể được bày thành một ban thờ riêng. Nhưng cũng có thể được bày ở vị trí gần nhất với hương án. Một số chùa pho tượng này được bày trong cùng của điện Phật với ý nghĩa là Niết Bàn là mục đích cuối cùng của đạo Phật.
Ở chùa Phổ Minh – Nam Định có một pho tượng Phật nằm, nhưng được cho là tạc Trần Nhân Tông. Tượng nhập niết bàn trong các ngôi chùa miền Bắc thường có kích thước nhỏ. Còn tượng trong các ngôi chùa mới miền Nam có kích thước to lớn thậm chí là đồ sộ đặt ở không gian ngoài trời.
- Tượng Tứ Bồ Tát
Bố vị bồ tát. Trong phật giáo Đại thừa, bồ tát là quả vị thứ hai sau Phật. Bồ tát là tên gọi giản lược của Bồ Đề Tát Đoá. Bồ đề có nghĩa là “giác”, Tát Đoá được gọi là “chúng sinh” Như vậy, Bồ Đề Tát Đoá là dùng trí tuệ, lòng từ bi để giác ngộ chúng sinh. Bồ tát là giáng xuống trần gian để giáo hoá chúng sinh.
Trong điện Phật của người Việt hàng Bồ tát chiếm một vị thế lớn. Các vị Quan Âm đều được xếp vào hàng Bồ tát. Các vị trợ thủ đắc lực của các chư Phật cũng là hàng Bồ tát. Tứ Bồ tát cũng là định danh mang tính phiếm chỉ về sự xuất hiện bốn phương trong nhân gian.
Trong các ngôi chùa Việt thường có thuật ngữ “Tứ Bồ tát, Bát Kim Cương”. Là hai bộ tượng hay gặp trong các chùa cổ. Tứ bồ tát là dùng để chỉ bốn pho tượng bồ tát được bày bốn vị trí ngoài cùng. Hoặc bốn vị này cũng được bày thành từng cặp hướng về Tam bảo điển hình là tượng chùa Mía. Các tượng này có tên là Quyến, Sách, Ái, Ngữ bồ tát.
Các chùa có tượng Tứ Bồ tát thì thường sẽ không có tượng Tứ Đại Thiên Vương.
-
Tượng gỗ Quan Âm Nam Hải / Chuẩn Đề/ Thiên Thủ Thiên Nhãn
Là tên gọi khác nhau của Quan Âm bồ tát, loại tượng được ưa chuộng trong các ngôi chùa Việt. Các tượng này thường có hình tướng nữ. Tượng Chuẩn Đề là Quan Âm kết ấn Chuẩn Đề. Tượng Nam Hải là tượng có rồng hoặc quỷ đội đài sen cho Quan Âm vượt biển. Còn tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn là tượng có nghìn tay, nghìn mắt. Trong điêu khắc tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn có: 6 tay, 12 tay, 18 tay, 24 tay, 42 tay, 100 tay.
Một số tượng có thêm vành tay phụ phía đằng sau lưng tượng. Hoặc một vành tay nhỏ ghép sát hai bên sườn tượng. Số tay phụ được tạc này thì số lượng tay được tạc ra cũng chỉ mang tính chất tượng trưng. Các tượng này đôi khi cũng được gộp lại thành một pho tượng. Với tất cả các đặc điểm trên là tượng Quan Âm Chuẩn Đề Nam Hải Thiên Thủ Thiên Nhãn.
Đa phần tượng được tạc trong thế ngồi, một số tượng đặc biệt được tạc trong thế đứng. Nếu tượng tạc trong thế đứng thì phần bệ tượng, toà sen được giảm thiểu về độ cao. Hoặc các chi tiết như rồng đội sẽ được tạc theo lối khác. Điển hình như pho tượng Quan Âm chùa Lý Nhân – Đông Anh – Hà Nội.
Hotline/zalo: 0983.400.046 – 0879.555.111
Showroom – Xưởng sản xuất: Phía sau ngân hàng Agribank Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội. (Ngõ 31, ngã tư Sơn Đồng).