Gửi đến bạn thông tin chi tiết về nghi thức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản năm 2024 đúng, chuẩn, không phạm
Ngày Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Và là sự kiện được tổ chức trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, ngày Phật Đản trước đây là 8/4. Sau này được Giáo hội thống nhất lấy ngày 15/4 âm lịch hàng năm để làm Lễ kỷ niệm. Trong ngày đó có diễn ra nghi thức tắm Phật rất quan trọng.
Đồ Thờ Đức Hiệp xin chia sẻ tới bạn những thông tin chi tiết về nghi lễ tắm Phật.
Nguồn gốc của nghi thức tắm Phật
Lễ tắm Phật vốn xuất phát từ sự kiện đản sinh của Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni. Theo đó, các bản kinh thuộc hai truyền thống Nam Tông và Bắc Tông đều ghi lại rằng.
Là khi Hoàng hậu Ma-da đản sinh Thái tử. Thì từ trên không trung có hai dòng nước của chư Thiên. Trong đó một dòng nước mát, một dòng nước ấm rưới xuống. Là để tắm cho Hoàng hậu cùng Thái tử.
Hai dòng nước nóng và lạnh của lễ tắm Phật tượng trưng cho hai cảnh giới. Cảnh giới thuận và nghịch, cảnh giới vui, buồn, sướng khổ của cuộc đời. Mà tất cả mọi người trong chúng ta khi được sinh ra đều sẽ trải qua.
>>>>> Tham khảo: Văn khấn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát tại gia
Cũng giống như Thái tử Tất Đạt Đa, ngài đã chịu đựng được hai dòng nước đó. Và sau này trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Những ý nghĩa của nghi thức tắm Phật
Trong kinh pháp, Đức Phật cũng dạy rằng. Người nào chịu đựng được những cảnh thuận nghịch của cuộc đời. Mà vẫn giữ được tâm bình thản, an nhiên, tự tại. Thì người đó chính là một vị Phật của tương lai.
Nghi thức tắm Phật vẫn hàm chứa một ý nghĩa vô cùng vi diệu. Pháp thân thanh tịnh, Phật tính luôn tiềm ẩn trong mỗi người. Thế nhưng vì phiền não, tham sân si mà bị che lấp khiến cho Phật tính không được lộ ra.
>>>>> Tham khảo: – Bài Văn Khấn Ở Chùa Ban Tam Bảo Chính Xác Nhất 2024
Muốn lộ Phật tính, chúng ta phải mượn nước thơm để tẩy rửa hết bụi trần. Nghi thức tắm Phật cũng là như hành động để mỗi người liên tưởng tới việc gột rửa thân tâm. Của chính bản thân mình nhằm tìm lại sự thanh tịnh vốn có.
Đặc biệt, nghi thức tắm Phật cũng chính là dịp để thể hiện lòng tôn kính, hân hoan. Của các Phật tử, cộng đồng Phật giáo khắp nơi trên thế giới. Đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cách đây hơn 2.500 năm về trước.
Nghi thức tắm phật chi tiết, đúng, chuẩn
Lễ Tắm Phật được phục dựng nhằm tái hiện khung cảnh trang nghiêm và mầu nhiệm. Khi mà Đức Phật chào đời. Đây là một nghi thức rất long trọng trong mùa lễ hội Phật Đản. Vậy nên nghi lễ Tắm Phật luôn được chuẩn bị rất chu đáo. Và được diễn ra một cách rất trọng thể và trang nghiêm.
Lễ Tắm Phật ngoài mục đích để kỉ niệm ngày Đức Phật đản sinh, còn mang một ý nghĩa sâu sắc. Đó chính là sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người.
>>>>> Xem thêm: Cách cầu may mắn cho bản thân trước kỳ thi của sĩ tử 2024
Vật dụng cần thiết cho nghi thức tắm Phật
+) Chuẩn bị: Trái cây, hoa và nhang đèn. Dùng để dâng lên Phật trước khi thỉnh tượng xuống tắm.
+) Chuẩn bị: Một thau lớn tinh sạch. Thau chỉ dành cho việc tắm tượng. Và sau khi làm lễ dâng hương thỉnh tượng Phật đặt vào trong thau.
+) Chuẩn bị nước thơm dùng để tắm Phật. Dùng nước nóng sôi nấu chung với các loại hương liệu. Gồm hoa Lài, hoa Cúc, hoa Bưởi, Quế,… sau đó để nguội.
+) Chuẩn bị 2 cái khăn sạch chỉ dành cho việc tắm và lau tượng.
Chi tiết nghi thức tắm Phật
Về việc tắm Phật thông thường sẽ gồm có 4 cách:
Cách 1 là lấy gáo múc lượng nước thơm tùy ý để Tắm Phật. Cách này sẽ không quy định lấy bao nhiêu gáo nước để Tắm Phật. Và cũng sẽ không quy định là dội nước lên phần nào của tượng Phật. Khi Tắm Phật để tâm quán tưởng dòng nước sẽ cuốn trôi mọi phiền não. Và các tội lỗi của bản thân. Nhờ đó nhận thành tựu công đức phước báo.
Cách 2 là lấy gáo múc hai gáo nước thơm nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Phật. Cách này là quán tưởng tới hai dòng nước nóng và lạnh. Do chín con rồng từ trên trời phun xuống để tắm cho Ngài khi mới sinh ra. Khi Tắm Phật nên quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm. Nguyện giữ tâm an nhiên và thanh tịnh trước thuận – nghịch ở trong cuộc sống.
Cách 3 là lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên đỉnh tượng Phật. Gáo thứ 2 dội lên vai phải tượng Phật. Gáo thứ 3 dội lên vai trái tượng Phật. Khi tắm Phật nên quán tưởng những gáo nước này sẽ gột sạch nghiệp chướng và phiền não của ta. Làm cho 3 nghiệp thân – khẩu – ý của ta đều sẽ được thanh tịnh, thân tướng trang nghiêm, đẹp đẽ.
Cách 4 là lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên vai trái tượng Phật để nguyện bỏ mọi điều ác. Gáo thứ hai dội lên vai phải tượng Phật để nguyện làm mọi điều lành. Gáo thứ ba dội dưới chân Phật để nguyện độ hết chúng sinh.
Qua các điều trên ta thấy được nước Tắm Phật phải là nước thơm sạch và hàm chứa công đức. Bởi vì vậy người chuẩn bị nước phải thành tâm. Cũng như tin tưởng trọn vẹn vào công đức Tắm Phật thì mới thành tựu như nguyện.
Đồ Thờ Đức Hiệp cơ sở tạo tượng uy tín
Đồ Thờ Đức Hiệp vẫn luôn là cơ sở tạo tác tượng phật gỗ đẹp, chất lượng cao. Nếu bạn là người yêu thích và muốn thỉnh tượng Phật về thờ tại gia. Hãy ghé thăm Đồ Thờ Đức Hiệp để xem thêm nhiều mẫu tượng đẹp.