Điện Thờ Tam Tứ Phủ là gì, cần lưu ý những gì khi lập điện thờ tại gia, các bước tiến hành lập điện thờ chi tiết sẽ có trong bài viết.
Bạn đang muốn lập điện thờ tại gia nhưng chưa hiểu cặn kẽ phải thực hiện như thế nào cho đúng?
Hiểu được tâm lý đó, Đồ Thờ Đức Hiệp muốn chia sẻ ngay những thông tin này đến bạn. Hãy đọc bài viết dưới đây nhé.
Điện thờ tam tứ phủ là gì?
Theo sử sách có ghi chép tín ngưỡng thờ tam tứ phủ thì tam phủ có trước và tứ phủ có sau.
Tam phủ: Là nơi làm việc của các quan, chư vị thần linh của ba Miền: thiên phủ, địa phủ và thoải phủ.
- Thiên phủ có màu xanh là nơi cai quản của Vua cha Ngọc Hoàng: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.
- Địa phủ có màu vàng là nơi cai quản của Diêm Vương: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai
- Thủy Phủ có màu trắng là nơi cai quản của vua cha Bát Hải. Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sống nước.
Tứ phủ là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của bốn miền: thiên phủ, địa phủ, nhạc phủ, thoải phủ.
- Thiên phủ có màu đỏ do Mẫu Cửu cai quản: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.
- Địa phủ có màu vàng là nơi cai quản của Mẫu Liễu: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai
- Thủy Phủ có màu trắng là nơi cai quản của Mẫu Thoải: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.
- Nhạc Phủ có màu xanh là nơi cai quản của Mẫu Thượng Ngàn: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền rừng núi.
Việc lập điện thờ tam tứ phủ tại gia thường phụ thuộc vào những yếu tố sau: căn duyên, lòng mộ đạo của thanh đồng xuất tâm muốn thờ phụng cũng như điều kiện thờ phụng. Những thanh đồng có ý định muốn lập điện cần biết một vài cơ bản như: thờ phải đầy đủ, chu toàn, không bốc đồng.
Điện thờ là nơi dành cho vua chúa, thần, thánh, Phật, Mẫu ngự. Chính vì vậy điện thờ có quy mô lớn hơn Đền và Phủ.
>>>Xem thêm: Mẫu tượng thánh bằng gỗ đẹp nhất 2024
Trước khi lập điện thờ tam tứ phủ cần cân nhắc những gì?
Chúng ta biết rằng việc lập điện thờ tại nhà chính là mời thần thánh đến nhà. Vì vậy, trước khi lập điện chúng ta cần cân nhắc một số điều sau:
Những người lập điện thường họ có căn số, hợp với Thánh. Hầu hết, những người lập điện cũng phải trải qua nghi thức trình đồng mở phủ phải là thánh đồng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ đó là đồng nối tự lập theo cha mẹ truyền lại. Người lập điện phải có thời gian gắn bó với tín ngưỡng tôn giáo. Và hiểu biết cơ bản về nghi thức lễ nghĩa trong việc thờ tam phủ, tứ phủ.
Cần cân nhắc, suy nghĩ kỹ lưỡng vì theo thì dễ nhưng giữ lễ thì khó. Sau khi lập điện phải giữ gìn phép tắc, lễ nghi lâu dài tránh lập ra rồi bỏ. Trường hợp lập ra rồi nhưng lại bỏ bê như vậy là có lỗi với các chư vị thần phật. Không cần phải quá cầu kỳ, chỉ cần đủ lễ, xuân thời tứ tiết, ngày lễ, ngày rằm mồng một. Hàng ngày dâng nước, thắp nhang, buổi sáng thỉnh chuông, buổi chiều bái chuông. Số lần hầu đồng trong năm tối thiểu 2 lần trở lên.
Khi có tuổi, cần cân nhắc về người kế tục. Vì không phải ai cũng kế tục được. Nếu như không có người kế tục thì phải giải điện cũng giống như đuổi thần thánh đi. Việc giải điện cũng sẽ ảnh hưởng nhiều cho tín chủ về sau này.
Tiến hành lập điện thờ tam tứ phủ như thế nào?
Điện thờ tam tứ phủ được thiết kế có 3 ban chính. Thường thì ở giữa là ban tam tứ phủ công đồng, bên phải thờ Trần Triều, bên trái thờ Chúa Sơn Trang.
Tại ban công đồng, tượng thờ thường được đặt theo cấu trúc các cấp như sau:
- Cấp thứ 1: Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn.
- Cấp thứ 2: Tượng Ngọc Hoàng thượng đế, hai bên đặt quan Nam Tào, Bắc Đẩu.
- Cấp thứ 3: Tam tòa Thánh Mẫu
- Cấp thứ 4: Tượng Ngũ vị Tôn ông
- Cấp thứ 5: Tượng Tứ Phủ Chầu Bà
- Cấp thứ 6: Tượng Tứ Phủ ông Hoàng gồm ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bày, ông Hoàng Mười
- Cấp thứ 7: Tượng Tứ Phủ Thánh Cô
- Cấp thứ 8: Dưới gầm ban công đồng thờ ngũ hổ, quan bạch, quan xà. Ở nhiều nơi quan bạch, quan xà còn vắt trên nóc nhà.
Tượng cậu bé được đặt hai bên ban công đồng. Phía ngoài điện thờ có một lầu cô và một lầu cậu. Đôi khi lầu cô, lầu cậu được đặt hai bên cửa phía bên trong điện thờ. Phía ngoài sân của Điện là ban thờ Mẫu Thượng Thiên.
Lưu ý thỉnh tượng về điện thờ tam tứ phủ
Điện thờ tư gia nghĩa là gia chủ lập điện tại nhà thì không cần phải xa hoa, hoành tráng nhưng cần phải trang nghiêm.
Tượng thánh trên bàn thờ không được bong tróc sơn, sứt mẻ cần phải trang nghiêm. Tùy vào điều kiện của mỗi gia chủ, nếu có điều kiện có thể thỉnh tranh, thờ lô nhang, long ngài, bài vị cũng rất lịch sự.
Gia chủ không nhất thiết phải thỉnh đủ các tượng thánh, tượng mẫu. Chỉ cần thành tâm thì khi bố trí một pho tượng Mẫu cũng không sai cả. Thậm chí, bốc bát nhang chỉ cần thỉnh những vị đại diện là được.
Khi mang tượng về nhà cần phải làm lễ, khai quang điểm nhãn rước tượng từ đền về nhà là tốt nhất. Nếu gia chủ không có điều kiện thì chỉ cần bốc bát nhang, ghi rõ các hiệu của các vị thánh cũng không sao.
Vị trí thờ rất quan trọng nên có phòng thờ riêng để bố trí được hợp lý hơn.
Đồ Thờ Đức Hiệp nhận tạc tượng thánh, tượng mẫu theo yêu cầu
Khi lựa chọn sử dụng sản phẩm – dịch vụ của Đồ Thờ Đức Hiệp, chắc chắn quý khách sẽ không thể không hài lòng. Chúng tôi xin cam kết như sau:
- Vật liệu cao cấp, được xử lý kĩ thuật để tăng độ bền.
- Quý khách được kiểm tra sản phẩm trong mọi khâu sản xuất. Tránh tình trạng có sự chênh lệch về chất lượng, không đồng nhất giữa bên trong – bên ngoài sản phẩm.
- Hoa văn tinh xảo, được chạm khắc kĩ lưỡng bởi những nghệ nhân lâu năm.
- Giá thành luôn là tốt nhất, hỗ trợ chi phí vận chuyển.
- Bảo hành chất liệu trong thời gian dài.
Hãy liên hệ ngay HOTLINE 0879.555.111 để nhận tư vấn miễn phí về các sản phẩm đồ thờ tâm linh.