HƯƠNG – HOA – KHẨN – NIỆM là những vật phẩm thờ và các công việc quan trọng trong thờ cúng truyền thống của người Việt.
Với người việc ta, tục thờ cũng vẫn luôn giữ một vị trí rất quan trọng. Là việc mà mỗi người mỗi nhà đều rất coi trọng.
Nhưng liệu tất cả mọi người đã hiểu hết về HƯƠNG – HOA – KHẨN – NIỆM trong thờ cúng của người Việt. Hãy xem bài viết của Đồ Thờ Đức Hiệp để có câu trả lời về ý nghĩa của HƯƠNG – HOA – KHẨN – NIỆM nhé.
HƯƠNG TRONG THỜ CÚNG
Số lượng nén hương trong thờ cúng
Việc thắp hương như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam. Đó là điều cần biết đối với mọi người, nó cũng thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi người. Tuy có nhiều quan điểm nhưng cũng đưa ra đây ý nghĩa của các con số.
Thực tế cho thấy, người Việt Nam ta khi thắp hương thường chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9). Hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không thắp hương theo số chẵn (2, 4, 6, 8). Theo lý giải của Dịch học và Phong thủy thì số lẻ 1, 3, 5… mang nhiều ý nghĩa may mắn. Bởi vì số lẻ là số Dương và số chẵn là số Âm, người thắp hương là Dương.
– Một nén hương
Buổi sáng người ta thường thắp một nén hương lên ông thần Tài, ông Địa, ban thần linh. Số 1 là số Dương. Ý chỉ là thành tâm cầu mong thần linh phù hộ cho người mua may bán đắt hay được an lành, may mắn.
Thắp một nén hương cũng là cách thường dùng để thờ cúng thần linh trong nhà. Và được gọi là Bình an hương. Theo đó, nếu muốn cầu người nhà bình an, mọi việc được thuận lợi. Thì gia chủ có thể thắp 1 nén hương mỗi buổi sáng hoặc tối trong ngày.
>>>> Tham khảo: Quy Trình Lập Bàn Thờ Phật Tại Gia Chi Tiết Đầy Đủ
– Ba nén hương
Số 3 là số Dương: Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau hơn. Đó có thể là: Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng). Tam giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới). Tam thời (quá khứ – hiện tại – tương lai). Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật. Trong Phong thủy thì số 3 là tượng của Tam giới: Thiên (Trời), Địa (Đất), Nhân (Người).
Theo đạo Phật cách thắp hương này được gọi là Tam bảo hương. Tam bảo chính là Phật, Pháp và Tăng. Trong đó Pháp chính là kinh Phật, Tăng là người xuất gia. Theo Đạo giáo, 3 nén hương này được gọi là Tam thanh hương, gồm. Là Ngọc thanh (Thiên tôn Nguyên thủy); Thượng thanh (Thiên tôn Linh bảo); Thái thanh (Thiên tôn Đạo đức). Trong 3 nén hương này thì nén ở giữa là hưởng chủ, gọi là hương
Giáo chủ, nén bên trái là hương Thanh Long, nén bên phải là hương Bạch hổ. Mục đích của việc thắp 3 nén hương này trong Đạo giáo là linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và xua đuổi mọi tai ương.
Vì vậy khi cúng giỗ, động thổ, cưới xin và làm những việc quan trọng trong đời. Thì người ta thường thắp 3 nén hương lên bàn thờ và khấn. “Hoàng thiên (Trời), hậu thổ (Đất), gia tiên, tiền tổ những chiến sĩ trận vong, cô hồn… (Nhân) phù hộ độ trì…
Nhìn chung, việc người Việt Nam thường thắp ba nén hương. Nhằm thể hiện ý nghĩa là tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật, Thánh, tổ đường). Và là định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).
– Năm nén hương
Những nén hương này được gọi là Thiên địa ngũ hành hương. Hay gọi tắt là Âm Dương Ngũ hành hương. Con số 5 là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Theo Phong thủy thì là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Chỉ khi quốc gia hay tập thể dòng tộc tổ chức những việc đại sự có ý nghĩa cao đẹp. Thì mới thắp 5 nén hương trên hương án tượng trưng cho cầu ngũ phương, ngũ thổ, Ngũ hành. Tức là khắp trời đất chứng giám lòng thành của người đại diện cho dòng tộc, địa phương, đất nước. Hoặc cầu cho “Quốc thái dân an”.
>>>>> Xem thêm: Thắp Hương Bị Tắt Có Sao Không – Đó Là Điềm Báo Gì?
– Bảy nén hương
Bảy nén hương này được gọi là Bắc đẩu Thất tinh hương với tên gọi lần lượt gồm. Là : Thiên xu, Thiên toàn, Thiên cơ, Thiên quyền, Khai dương, Ngọc hoành và Giao quang. Cách thắp 7 nén hương cùng lúc để mời gọi thần linh, thiên tướng. Nếu không phải thực sự quan trọng hay đến độ bất đắc dĩ thì không nên dùng cách thắp hương này. Thường là nhà chuyên môn mới sử dụng
– Chín nén hương
Chín nén hương này được gọi là Cửu liên hoàn hương. Và được bày theo 3 hàng và 3 cột. Trên mời Ngọc Hoàng đại đế, dưới mời Thập điện Diêm Vương. Cách thắp hương với 9 nén này là tín hiệu dùng để cầu cứu. Trong trường hợp bất đắc dĩ và hầu như không có sự trợ giúp nào của con người thì mới sử dụng. Hy vọng Ngọc Hoàng đại đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ, cứu nạn.
Lên chùa thắp 1 nén hương
Khi chúng ta đi đền, chùa chỉ cần thắp 1 nén hương là đủ, gọi là Tâm hương. Tuy chỉ một nén nhưng nén tâm hương lại bao gồm ý nghĩa năm sắc hương:
– Giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng);
– Định hương (giữ cho lòng yên ổn không bị cái xấu chi phối);
– Tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp);
– Thiện lương; tri kiến hương (giúp ta vững tin phát triển năng lực, trí tuệ);
– Giải thoát hương (giúp ta buông xả mọi ưu phiền cũng như những ham muốn tội
Ngoài ra, việc các chùa hiện nay khuyến khích phật tử chỉ nên thắp 1 nén nhang. Đó nhằm tránh hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường với những người xung quanh. Cũng theo nhà Phật, không nên dùng nhang giả (nhang điện) cắm vào lư hương.
Vì cũng để tránh ô nhiễm môi trường. Cho nên các đình chùa hiện nay cũng thường cắm mỗi bát một hương vòng. Và các ban ngoài trời mới cắm hương nén.
>>>>> Xem ngay: Cách hóa vàng mã đúng cách, không phạm tâm linh
KHẨN
Thắp hương phải có lời cầu khấn
Khi thắp hương ở những nơi đường sá, đình, miếu…, có khói hương lên như có lời mời. Lúc đó sẽ có các vong linh quanh đó kéo đến. Người thắp hương phải khấn mời đích danh vị thần hoặc vong linh của người mình cầu về hiến hưởng. Thì mới được người đó, thần đó hiến hưởng và chứng giám. Nếu không có lời cầu khấn thì lễ vật đó coi như vô chủ, ai hưởng cũng được. Thậm chí, thập loại cô hồn có thể kéo đến thụ hưởng.
Ở một số vùng, người ta còn thắp hương cho gốc cây, góc nhà. Với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh của nó. Cũng như là để thần thánh, hoặc vong, hương linh hút vào sức lực để hiển linh.
NIỆM
Một điều chúng ta phải cần ghi nhớ. Là mỗi lần dâng hương trước bàn thờ thì không những dâng hương bằng tấm lòng thành kính của mình. Mà còn phải có chánh niệm (sự tập trung).
Nên cắm từng nén hương với hai tay và cắm cho ngay thẳng. Tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng, mặc cho bão táp phong ba không hề dời đổi. Và giữ nguyên phong cách của người quân tử tấm lòng trong sạch để lưu lại tiếng thơm với đời tỏa khắp nơi.
Nén hương trầm tỏa ra mùi thơm ngào ngạt. Như sợi dây máu thịt nối liền giữa người đang sống với vong linh những người đã khuất.
HOA
Thường thì sắp lễ “mùa nào thức ấy”. Hoa cũng vậy, Xuân – hoa đào, Hạ – hoa sen, Thu – hoa cúc… Nhưng bất cứ hoa nào cũng quý, thường thì hoa hồng, hoa loa kèn vừa đẹp vừa thơm. Nhiều nhà còn cắm thêm cành hoa lụa, hoa sen sơn mài… Vừa tạo màu sắc đầm ấm, lại ngụ ý cho rằng khi các hương linh về sẽ “ đậu “ trên đó.
Trước đây khi đi lễ thường thấy các bà, các chị áo tứ thân, thắt khăn vuông mỏ quạ. Và miệng nhai trầu bỏm bẻm, quảy gánh hàng hoa. Rồi dùng lá dong gói vài bông cúc thọ, bông lan trắng, hoàng lan vàng. Hay bông móng rồng xanh, nhánh hoa ngâu, thêm bông dâm bụt đỏ rực… Chúng vừa đẹp vừa thơm, lại đầy đủ Ngũ hành.
Lá dong xanh, buộc lạt trắng muốt vừa nhẹ nhàng, đơn sơ mà thành kính. Vào ban lễ giở gói hoa đặt lên bên các gói khác, nhìn thật đầm ấm, sum vầy. Các cụ còn có ý khi các gói goa héo đi bỏ chứ không cắm vào lọ. Nhiều loại hoa khi cắm lâu ngày nước có mùi hôi.
Đặt tiền vàng lễ cũng vậy, gần đây có chủ trương không đốt tiền vàng. Nó vừa ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí. Ta có thể đặt tiền dương gian (đồng Việt nam) lên dâng. Sau đó hạ lễ, gọi là tiền “lộc”, để dành hoặc dùng bình thường. Cũng còn có quan niệm cho rằng khi mệt mỏi, ốm đau dùng tiền này mua thuốc điều trị sẽ rất mau khỏi. Cũng cần lưu ý nếu để lại trong ví khi đặt tại nơi khác thì không nên dùng lại những đồng tiền này.
Hy vọng những thông tin này sẽ là những thông tin giúp bẹn hiểu rõ hơn về phong tục thờ.
Ngoài ra Đồ Thờ Đức Hiệp là cơ sở uy tín về cung cấp nội thất thờ, tượng phật gỗ. Nếu bạn có mong muốn sắm nội thất thờ hay thỉnh tượng phật về thờ tại gia. Hãy ghé thăm Đồ Thờ Đức Hiệp nhé.