Phật giáo truyền vào nước ta hơn 2000 năm, trong quá trình tồn tại và phát triển, để lại cho dân tộc Việt Nam nhiều di sản kiến trúc và điêu khắc có giá trị vô cùng đặc sắc. Khối di sản này bao gồm các hệ thống tượng Phật, đồ thờ, pháp khí… mang tư tưởng triết lý sâu sắc về nhân sinh quan và phục vụ cho các nghi lễ Phật giáo, góp phần tạo nên nét văn hóa đặc sắc của dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử.
1. Tình trạng hiện nay
Trải qua thời gian nhiều di sản cũng đang ngày một xuống cấp đặc biệt là hoa văn điêu khắc và hệ thống tượng Phật. Nhiều chùa cổ trải qua các triều đại vẫn còn lưu giữ được nhiều tượng Phật, họa tiết hoa văn, bệ thờ cổ, mang dấu ấn của thời gian và đặc trưng của tượng pháp thuần Việt.
Tuy nhiên ngày nay, việc bài trí và thỉnh tượng tại nhiều chùa chưa có sự thống nhất, hệ thống tượng Phật nhiều chùa còn chưa có sự thống nhất, tây ta có cả. Bên cạnh đó mấy chục năm gần đây phong trào xây chùa tạo tượng mới diễn ra rất nhanh, nhiều làng nghề đã làm tượng theo thị trường mà bỏ quên giá trị về văn hóa và chất lượng, nhiều pho tượng chưa thỉnh được bao lâu mà đã mục, nứt gãy, sụt, bong tróc sơn…
2. Đề án “KHÔI PHỤC TƯỢNG CỔ THUẦN VIỆT QUA CÁC THỜI KỲ”
Vì vậy, vấn đề đặt ra làm làm thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị di sản này phục vụ nghiên cứu về văn hóa Tượng Phật nói riêng và Văn hóa Phật giáo truyền thống của nước ta nói chung. Để trả lời câu hỏi này Đồ thờ Đức Hiệp đã triển khai thực hiện đề án BẢO TỒN HỆ THỐNG TƯỢNG PHẬT THUẦN VIỆT QUA CÁC THỜI KỲ.
Đồ Thờ Đức Hiệp là một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tạo tác tượng Phật và các đồ thờ Phật giáo. Nhận được sự chỉ bảo nhiệt thành của các thượng toạ có kiến thức sâu rộng về Phật giáo và tượng pháp như Thượng toạ Thích Tiến Đạt, Thượng toạ Thích Thanh Phương, Đại đức Thích Giác Thành….
Tượng cổ tại các tự viện được sưu tầm, chụp ảnh, lưu trữ, số hóa bảo tồn còn được chúng tôi tạo tác lại theo mẫu cũ nhằm phát huy giá trị và vẻ đẹp của tượng cổ đến với các chùa và Phật tử xa gần..
Sau giai đoạn hoàn thiện đục tượng mộc, tượng sẽ được chuyển sang xưởng sơn để thực hiện quy trình sơn ta theo lối cổ được chư tổ truyền lại.
Tại sao lại chọn sơn ta, bởi vì xưa kia chư tổ đã dùng sơn ta để sơn tượng Phật và nhiều vật phẩm trang trí thờ tự. Sơn ta là một chất nhựa được lấy từ cây sơn của Việt Nam có chủ yếu ở vùng Phú Thọ, sau đó pha với các bột màu tự nhiên để vẽ. Cái độc đáo của sơn ta là pha với nước hay dầu đều được, và dùng càng lâu thì càng lên “màu thời gian” rất đẹp. Trước khi các họa sĩ Việt Nam dùng sơn ta để làm tranh sơn mài thì sơn ta đã được dùng để sơn son, thếp vàng trên các bức tượng trong đình chùa, trên hoành phi, câu đối. Sơn ta cũng dùng trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. kỹ thuật sơn ta áp dụng cho sơn thếp tượng cổ thuần Việt nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật truyền thống về nghề sơn tượng cũng như các đồ tế tự khác.
Chính vì vậy, thực hiện đề án này có ý nghĩa thực tiễn, hy vọng những đóng góp nhỏ bé của Đồ thờ Đức Hiệp sẽ góp phần mang đến giá trị lớn lao đối với văn hóa Phật giáo.
Xin mời các bạn xem chi tiết hơn qua đoạn tư liệu sau!