Vấn đề thờ ai, ai thờ vẫn luôn là vấn đề được quan tâm, vậy con gái thờ cúng bố mẹ tại nhà chồng có bị phạm không?
Thờ cúng tổ tiên vẫn là một tín ngưỡng được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tín ngưỡng thờ này đã có lịch sử từ vài nghìn năm trước.
Dù người phụ nữ có ý nghĩa rất quan trọng trong tín ngưỡng bản địa là thờ Mẫu. Nhưng người Việt Nam chủ yếu theo chế độ phụ hệ. Nên người con trai, đặc biệt là con trai trưởng sẽ là người có quyền lực nhất định trong nhà.
Thờ cúng bố mẹ, tổ tiên cũng là một việc cốt yếu ở trong đó. Vậy, những người con gái thờ cúng bố mẹ tại nhà chồng thì sao có phạm không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết của Đồ Thờ Đức Hiệp nhé.
Tín ngưỡng thờ cúng và con gái thờ cúng bố mẹ
Thời xưa, con trai là cốt lõi của 1 gia đình. Người phụ nữ lệ thuộc tất cả vào đàn ông trong nhà, như vậy mới tròn đạo “tam tòng”. Việc sinh con trai chính là sứ mệnh bắt buộc phải thực hiện.
Nếu người phụ nữ không sinh được con trai chính là phạm vào tội bất hiếu rất lớn. Việc trọng nam khinh nữ cứ như vậy ăn sâu vào tiềm thức của con người cho đến ngày nay.
Tục lệ xưa, chỉ có người con trai mới được bước vào từ đường và thắp hương thờ cúng tổ tiên. Gia đình nào chỉ có con gái, nghĩa là “tuyệt hậu”. Khi chết đi sẽ không có người nối dõi, không có ai hương hỏa.
Những gia đình như vậy sẽ tuyển con rể, rồi nhập vào gia phả nhà mình. Còn con gái gả đến nhà chồng thì là người nhà chồng và sẽ không còn liên quan nhà mẹ đẻ nữa.
>>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn sắm lễ và bài văn khấn an vị bát hương chuẩn nhất
Ngày nay, xã hội phát triển, tư tưởng bảo thủ về con trai và con gái cũng đã dần bị xóa nhòa. Nhưng, vấn đề nhức nhối là thờ cúng bố mẹ vẫn luôn khó giải quyết.
Không chỉ từ định kiến xã hội mà thậm chí còn cả người thân. Chưa chắc nhiều người đã đồng ý tư tưởng để con gái được thờ cúng bố mẹ. “Thay đổi nhận thức của cả thế hệ là điều khó, thay đổi tín ngưỡng thờ cúng xưa lại càng khó khăn hơn”.
Con gái thờ cúng bố mẹ tại nhà chồng có phạm không?
Theo Nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường. Việc con cháu thờ cúng ông bà, cha mẹ là việc hiếu nghĩa, đúng đạo lý. Việc phân chia trai gái chỉ mang tính chất tương đối. Con cái không thờ cúng bố mẹ mới là trái đạo lý và trái văn hóa.
Hiện nay, nhiều gia đình chỉ có con gái không có con trai. Nhưng làm con ai cũng muốn thể hiện sự biết ơn, kính trọng và tưởng nhớ bố mẹ đẻ. Nên con gái vẫn được phép thờ cúng gia tiên nhà mình. Việc cấm đoán như một số gia đình đã làm mang nặng tính phong kiến và lạc hậu.
Vậy nên, con gái có thể thờ cúng bố mẹ tại nhà chồng.
>>>> Xem thêm: Cách Xác Định Hướng Đặt Bàn Thờ Đẹp Theo Tuổi Sinh Đại Cát
Con gái thờ cúng bố mẹ tại nhà chồng cần lưu ý
Là con gái đã đi lấy chồng mà gia đình không còn ai để hương hỏa. Thì người con gái có thể lập ban thờ tại nhà chồng. Nhưng cần chú vài điều sau:
+) Không gian rộng có thể lập 2 ban thờ: Một là bàn thờ gia tiên nhà chồng. 1 Bàn thờ nhà vợ. Chú ý ban thờ nhà vợ cần đặt ở chỗ khác, không nên đặt phía trước bàn thờ chính nhà chồng.
+) Không gian hẹp: làm một bàn thờ và chia bàn thờ hai bên. Còn bên trái để bát hương, ảnh nội tộc, bên phải để bát hương, ảnh ngoại tộc.
+) Khi cúng khấn thì khấn gia tiên (nhà chồng) sau đó đến dòng họ (vợ). Khấn tới bố mẹ chồng, và khấn đến bố mẹ vợ.
+) Ngày giỗ bố mẹ đẻ, cần thắp hương cả bàn thờ của nhà chồng. Người con cần cáo quan thần linh, gia tiên nhà chồng để được cúng lễ bố mẹ đẻ mình.
Mọi tập tục, nghi lễ đều chỉ là do con người nghĩ ra. Con trai hay con gái đều có quyền bình đẳng như nhau về mọi chuyện. Mà trong đó có cả vấn đề thờ cúng cha mẹ, tổ tiên.
Chúng ta cần bình đẳng để vấn đề trọng nam, khinh nữ sẽ không còn tồn tại xã hội ngày nay.
=>>Xem thêm: Tạo Tượng chân dung, tượng truyền thần thờ cúng
Con gái thờ cúng bố mẹ và Bàn thờ gia tiên và bàn thờ vọng
Lý do tại sao lại phân thờ chính và thờ vọng? Người xưa quan niệm rằng nếu con cháu đều cúng giỗ đúng ngày thì tổ tiên không biết dự nhà ai.
Phong tục, tập quán ngàn đời luôn là người con trai trưởng thờ chính, là người nối dõi của gia đình. Còn người con thứ hay con gái thì sẽ chỉ lập bàn thờ vọng. Việc này cho phép người con gái đã đi lấy chồng, khi mà cha mẹ chồng mất. Có thể xin phép tổ tiên nhà chồng “rước” vong linh cha mẹ về thờ.
Nhưng khi lập bàn thờ vẫn có những quy tắc bắt buộc phải tuân theo. Ví như bài vị phải đặt đúng vị trí “nam tả, nữ hữu”. Nếu có thờ thần linh thì để riêng hoặc là phía trên cao hơn bàn thờ tổ tiên.
Phong tục là một chuyện, nhưng cũng không thể lớn hơn đạo lý làm người và đạo làm con. Con người ta vẫn luôn thay đổi cùng theo sự phát triển của xã hội. Những điều trái đạo lý, hay không còn phù hợp sẽ được dung hòa, hoặc lược bỏ để hợp cách xã hội.
Cũng như việc người phụ nữ thời xưa chưa hề được khẳng định. Thì đến ngày nay việc thờ cúng bố mẹ tại nhà chồng cũng được xã hội chấp nhận.
Đồ Thờ Đức Hiệp – Địa chỉ bán đồ thờ cúng uy tín, chất lượng
Đồ Thờ Đức Hiệp là đơn vị uy tín chuyên sản xuất và chế tác đồ thờ bằng gỗ. Ngày nay, các sản phẩm đồ gỗ được nhiều gia đình ưa chuộng bởi tính thẩm mĩ, chất lượng. Hay tuổi thọ của vật phẩm và giá thành rất hợp lý. Các mẫu đồ thờ cúng tại Đồ Thờ Đức Hiệp luôn đảm bảo về chất lượng và mĩ quan.
Chúng tôi với kinh nghiệm hơn 10 trong nghề tạo tác đồ thờ gỗ chất lượng cao. Cùng với hệ thống các nghệ nhân lành nghề và rất tài hoa. Gia chủ hoàn toàn yên tâm về chất lượng của đồ thờ gỗ.
Ngoài ra, Đồ Thờ Đức Hiệp có thêm rất nhiều các mẫu sản phẩm khác. Ví như tượng Phật gỗ, Tượng Chân dung truyền thần hay nội thất thờ. Để biết thêm chi tiết và được tư vấn tốt nhất, vui lòng liên hệ ngay Hotline.