Bố thí là gì? Lợi ích của con người thực hiện việc bố thí cúng dường hàng ngày theo Đạo Phật
Riêng chữ “Bố Thí” ở Việt Nam cũng đã bị hiểu lầm khá nhiều. Nhất là đối với những Phật tử không thật sự hiểu biết về kiến thức nhà Phật. Và những người không học đạo Phật thường hiểu từ Bố Thí theo một nghĩa “không đẹp”.
Vậy Bố thí là gì và ý nghĩa của việc cúng dường là gì theo đạo phật. Hãy xem ngay bài viết dưới đây của Đồ Thờ Đức Hiệp để có câu trả lời nhé.
Bố Thí – Dana là gì – Theo đạo phật
Dana hay còn gọi là Bố Thí. Bố Thí là từ rất quen dùng trong nhà Phật, có nguồn gốc là tiếng Hán Việt. Ta có thể đơn giản có nghĩa là: Cho, Tặng.
Ở đâu đó, cũng đã từng có những thành phần ngoại đạo cực đoan. Họ cũng cho rằng những bậc xuất gia cũng sống bằng của ‘bố thí’ theo nghĩa ‘tiêu cực’. Những người có suy nghĩ như vậy thì thật là đáng thương và cũng vô phúc.
Thật ra, “Bố Thí” mang một ý nghĩa là: chia sẻ, san sẻ.
>>>>> Xem thêm: – Cúng dường là gì? Đi chùa cúng dường như thế nào và lễ cúng dường gồm những gì?
Việc thực hành bố thí hay cho, tặng chính là một trong những đức hạnh căn bản nhất.
Mặc dù đức hạnh này không phải là một phần của Bát Chánh Đạo. Hay là một điều kiện tiên quyết để đưa đến giác ngộ. Tuy nhiên, đức hạnh này chiếm một vị trí rất quan trọng và cao đẹp trong giáo lý của Đức Phật. Nhưng đây là nơi xuất phát của con đường giải thoát.
Trong hành trình 10 căn bản hay nền tảng của hành động công đức. Việc “bố thí” cũng là nền tảng đầu tiên mà những người làm công đức phải nên thực hành trước.
Vì vậy, nếu đường đi đến với giác ngộ là vô cùng công phu. Thì việc đầu tiên một người cần phải làm là thực hành hạnh bố thí.
Tại sao? Đơn giản vì đây là vũ khí sắc bén để chiến đấu với lòng “Tham” lam. Là một trong những phẩm chất bất thiện chính tạo ra đau khổ trùng trùng cho chúng ta!.
Đặc biệt, như đã nói, hạnh Bố thí, cho đi nếu được đi kèm với tâm thiện (ý thiện, lòng hướng thiện). Thì sẽ được tái sinh vào cõi phúc lành và ít đau khổ trong kiếp sống tương lai.
Hơn nữa điều quan trọng nhất, khi việc Bố Thí được đi kèm với tâm ý “trong tâm trạng thánh thiện”. Nó sẽ thành duyên, thành điều kiện để phát triển Giới hạnh đạo đức. Nhằm để việc Định tâm và Trí Tuệ hay “Giới Định Tuệ”. Đây là 3 giai đoạn quan trọng của Bát Chánh Đạo có khả năng dẫn đến chấm dứt đau khổ.
Những yếu tố làm tăng ích lợi của việc Bố Thí là gì?
Việc tu dưỡng công đức cũng giống y hệt như nghề trồng trọt vậy. Việc gieo trồng cho cho đơm hoa kết trái hay không phải nhờ vào những nguyên nhân và điều kiện.
- Do Nguyên Nhân bản chất, Nhân gốc, Căn (Hetu).
- Do Điều kiện hỗ trợ, do Duyên (Paccaya).
- Do Thành Phần của vật phẩm bố thí (Sambhara).
>>>> Tham khảo: Văn khấn phóng sinh đơn giản đúng, chuẩn, đầy đủ và không phạm
Một người nếu gieo trồng khôn khéo sẽ luôn luôn chọn những hạt giống tốt nhất để gieo trồng. Người đó cũng sẽ chọn được đất đai tốt, màu mỡ để cày bừa và gieo trồng trên đó. Người đó cũng sẽ chọn đúng vụ mùa thích hợp để bảo đảm về lượng mưa, ánh sáng mặt trời, gió…để cây lớn lên và ra trái được.
Bằng cách này, người đó sẽ nhận được vụ thu hoạch tốt.
Giống như vậy, hành động bố thí cũng bao gồm 3 yếu tố. Chúng là tiền đề để tạo ra thành tựu của một hành động bố thí tốt đẹp. Đó là:
Tâm ý hay ý định hay ý muốn bố thí phải đi kèm với 2 hoặc 3 căn thiện. Đó là Không Tham, Không Sân, Không Si. Đó là nhân bản chất và nhân thuộc về căn (hetu).
Xin được nhắc lại, tùy theo từ ngữ được dùng trong những cách hành văn. Hoặc là được dùng bởi nhiều dịch giả và các thầy khác nhau. Nhưng các từ “tâm ý”, “ý định”, “tâm hành”, “ý hành”, “tác ý” đều có nghĩa giống nhau.
Chúng đều nói về sự cố ý, ý muốn hành động của tâm (cetana). Chỗ này đang nói vế “ý định” hoặc “ý muốn” thực hiện việc bố thí (cetana dana) – ND.
- Về sự thanh tịnh của người nhận là nguyên nhân hỗ trợ. Đó là điều kiện, là duyên (paccaya). Sự thanh tịnh chính là sự trong sạch, sự tốt đẹp trong tâm của người nhận khi nhận.
- Về loại và mức độ lớn nhỏ của vật phẩm được bố thí là nguyên nhân thành phần (sambhara)
Ý Định Bố Thí là gì? Đó là Cho, Tặng, hiến hay Chia Sẻ
Ý định bố thí là yếu tố rất quan trọng nhất. Đó chính là nguyên nhân gốc, thuộc về căn thiện. Nếu như không có nó thì sẽ không có hành động bố thí nào được thành tựu hết.
Nó cũng giống như hạt giống, nếu không có hạt giống thì không còn câu chuyện về gieo trồng Hay là cày bừa…để làm gì cả. Bởi vì chẳng có cái gì để tạo ra trái, quả hết. (Trong thế gian hoặc toán học, nó được gọi là điều kiện “cần” – ND).
Và chất lượng trái quả sau này sẽ phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống ban đầu. Cho nên kết quả lợi ích của việc làm bố thí cũng phụ thuộc vào bản chất của “ý hành” bố thí. Ở trước khi, trong khi & sau khi thực hiện việc bố thí.
Ý định bố thí hay ý hành nên được đi kèm với sự hiểu biết đúng đắn về quy luật Nhân Quả. Và người bố thí phải vui vẻ, hoan hỉ trước khi bố thí. Phải có một tâm trong sáng, trong sạch, thanh tịnh ngay khi thực hiện hành động bố thí. Khi cho đi và phải vui mừng, mãn nguyện sau khi làm xong việc bố thí.
>>>>> Xem ngay:– Cách đặt bát hương trên bàn thờ tránh phạm đại kị
Cuối cùng, bố thí không khoe khoang, không tỏ vẻ thương hại. Và không làm tổn thương phẩm cách người nhận hay người khác. Thì tài sản của người bố thí sẽ được bảo hộ không bị năm (5) nguy cơ thất thoát. Đó là: Lũ lụt, hỏa hoạn, trộm cướp, nhà cầm quyền tịch thu và nghịch tử phá hoại.
Sự Thanh Tịnh Của người nhận Bố Thí là gì
Sự thanh tịnh của người nhận bố thí là một yếu tố rất quan trọng. Nó sẽ làm tăng thêm hiệu quả tốt đẹp của việc bố thí. Khi người nhận bố thí là người có tâm trong sạch, không bị ô nhiễm.
Sự thanh tịnh của người nhận giống như là một tinh chất tốt. Là độ phì nhiêu của miếng đất mà người nông dân chọn để gieo hạt giống. Bởi vậy, trong nhà Phật có cách gọi những người hay nhóm người nhận bố thí, cúng dường. Ví dụ như những người dân bị tai nạn, thiên tai đang nhận sự giúp đỡ, cứu trợ. Hay những Tăng Ni được cúng dường… Thì được gọi là cánh đồng công đức hay ruộng phước hay (HV) phước điền (punnakhettam).
Đức Phật đã kể ra 14 loại cúng dường tùy theo sự thanh tịnh của người nhận. Đó là:
+) Một: Sự cúng dường cao quý nhất là cúng dường cho Đức Phật Toàn Giác. Samma Sambuddha.
+) Hai: Là những Thầy tu khổ hạnh không phải là Phật tử. Nhưng đã chứng đạt được 5 năng lực siêu phàm (thần thông) và họ tin vào luật nhân quả.
+) Ba: Sau đó là việc cúng dường cho một người có đức hạnh. Một người không đức hạnh; và cuối cùng là súc vật.
+) Bốn: Sự cúng dường cho người nhận thanh tịnh. Nhưng người cúng dường thì không thanh tịnh.
+) Năm: Việc cúng dường được thực hiện bởi người cúng dường thanh tịnh cho người nhận thanh tịnh.
Những câu hỏi thường gặp về bố thí là gì theo quan niệm đạo Phật
Về hành động bố thí thường có thọ gì?
Đáp: Thọ hỷ hoặc thọ xả là đại thiện câu hữu hỷ, đại thiện câu hữu xả
Hỏi: Hành động bố thí thường đi kèm với tâm gì?
Đáp: Là
+ Vô tham
+ Vô sân
+ Vô si.
Về khi bố thí cúng dường mà nguyện chứng niết bàn. Thì có được hưởng phước báo giàu sang nữa không?
Đáp : Là có. Khi chưa chứng Niết bàn thì vẫn sẽ hưởng phước báo giàu sang.
Hỏi: Có người suy nghĩ rằng ta muốn làm ra nhiều tiền để đi bố thí cúng dường thì là tư duy gì?
Đáp : Muốn có nhiều tiền = tham – tà tư duy.
Muốn bố thí = vô tham – chánh tư duy.
Về khi bố thí cúng dàng mà phát nguyện chứng niết bàn thì có ý nghĩa gì?
Đáp: Là quả của nghiệp bố thí đó sẽ hỗ trợ cho mình gặp thuận duyên tu tập để chứng Niết bàn.
Trên đây là những thông tin mà Đồ Thờ Đức Hiệp muốn chia sẻ tới mọi người. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ hiểu đúng về bố thí.
Ngoài ra bạn quan tâm đến Phật Pháp. Nhưng bạn không có thời gian đi lễ phật thường xuyên. Bạn có thể tìm và thỉnh tượng Phật về thờ tại gia.
Tại Đồ Thờ Đức Hiệp các các mẫu tượng Phật Chất lượng cao. Thỉnh tượng về thờ thời gian càng lâu tượng sẽ càng có giá trị.